Chủ nhật | 24/12/2023

Điều 1: Vị trí và chức năng
1. Bảo tàng Hùng Vương (sau đây viết tắt là Bảo tàng) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người và môi trường sống của con người trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ, nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng; hướng dẫn, tổ chức các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
2. Bảo tàng Hùng Vương có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có trụ sở riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Hoạt động nghiên cứu khoa học
a) Hoạt động nghiên cứu khoa học của bảo tàng được thực hiện thường xuyên thông qua việc triển khai đề tài khoa học các cấp, các chương trình, dự án, đề án khác theo kế hoạch ngắn hạn, dài hạn. Hoạt động nghiên cứu khoa học phải gắn kết và nâng cao chất lượng hoạt động của Bảo tàng để phục vụ công chúng và góp phần phát triển lý luận bảo tàng học.
b) Bảo tàng được liên kết với các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước để triển khai các chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học liên quan đến hoạt động Bảo tàng theo quy định của pháp luật.
2. Hoạt động sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể
a) Bảo tàng được sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể ở trong và ngoài nước phù hợp với phạm vi, đối tượng, nội dung hoạt động của Bảo tàng.
b) Bảo tàng tổ chức việc sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể thông qua các phương thức sau đây: Khảo sát điền dã sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể; khai quật khảo cổ; tiếp nhận tài liệu, hiện vật do tổ chức, cá nhân chuyển giao, hiến tặng; mua, trao đổi tài liệu, hiện vật với tổ chức, cá nhân. Việc sưu tầm, tư liệu hóa tài liệu, hiện vật và di sản văn hóa phi vật thể phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
c) Tài liệu, hiện vật của bảo tàng được chuyển giao, thanh lý, hủy trong các trường hợp sau: Không phù hợp với phạm vi, đối tượng và nội dung hoạt động của bảo tàng; bị hư hỏng không còn khả năng phục hồi; được xác định gây hại cho con người và môi trường; được xác định không chính xác về lịch sử, văn hóa, khoa học; được xác định không phù hợp chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; được xác định nguồn gốc bất hợp pháp. Căn cứ ý kiến tư vấn của Hội đồng khoa học của bảo tàng và quy định pháp luật có liên quan, Giám đốc Bảo tàng Hùng Vương đề nghị người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp của Bảo tàng quyết định việc chuyển giao, thanh lý, hủy tài liệu, hiện vật.
3. Hoạt động kiểm kê
a) Bảo tàng tổ chức kiểm kê tài liệu, hiện vật theo Quy chế kiểm kê hiện vật bảo tàng được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành kèm theo Quyết định số 70/2006/QĐ-BVHTT ngày 15 tháng 9 năm 2006.
b) Hồ sơ kiểm kê tài liệu, hiện vật được lập, quản lý ổn định, lâu dài; được lưu trữ bằng văn bản và lưu trữ bằng công nghệ thông tin.
4. Hoạt động bảo quản
a) Hoạt động bảo quản tài liệu, hiện vật bao gồm: Sắp xếp tài liệu, hiện vật và tổ chức kho để bảo quản; lập hồ sơ về hiện trạng tài liệu, hiện vật và môi trường bảo quản; tổ chức việc bảo quản phòng ngừa, bảo quản trị liệu, phòng chống tai họa, rủi ro cho tài liệu, hiện vật.
b) Việc bảo quản phải được thực hiện với mọi tài liệu, hiện vật khi trưng bày, khi lưu giữ trong kho và khi đưa ra ngoài bảo tàng.
c) Việc bảo quản tài liệu, hiện vật phải tuân thủ quy trình, nguyên tắc, kỹ thuật bảo quản và phù hợp với phong tục, tập quán, tín ngưỡng có liên quan đến tài liệu, hiện vật.
5. Hoạt động trưng bày tài liệu, hiện vật và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể
a) Hoạt động trưng bày tài liệu, hiện vật và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của bảo tàng bao gồm: Trưng bày dài hạn, ngắn hạn tại Bảo tàng; trưng bày, triển lãm lưu động ở trong và ngoài nước; tổ chức giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể.
b) Trưng bày tài liệu, hiện vật và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể của Bảo tàng phải bảo đảm: Phù hợp với phạm vi, đối tượng, nội dung hoạt động của Bảo tàng; chú trọng trưng bày tài liệu, hiện vật gốc; Việc giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể phải gắn với tài liệu, hiện vật, nội dung trưng bày của Bảo tàng, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; Thuyết minh trưng bày cung cấp đầy đủ, rõ ràng, chính xác thông tin về tài liệu, hiện vật và phù hợp với đối tượng khách tham quan; Bản phục dựng, bản sao tài liệu, hiện vật phải chính xác, khoa học và được ghi chú rõ ràng; Thuận lợi cho việc tham quan và giữ gìn an ninh, an toàn cho tài liệu, hiện vật, khách tham quan; chú trọng xây dựng không gian trưng bày mang tính nghệ thuật tạo điểm nhấn có sức thu hút hấp dẫn gắn với hoạt động trải nghiệm, tương tác với khách tham quan; Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ chính trị, trật tự an toàn xã hội.
6. Hoạt động giáo dục
a) Hoạt động giáo dục của Bảo tàng bao gồm: Hướng dẫn tham quan; tổ chức chương trình giáo dục, trải nghiệm phục vụ khách tham quan; tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học, nói chuyện chuyên đề; xuất bản ấn phẩm liên quan đến hoạt động giáo dục của bảo tàng.
b) Chương trình giáo dục của Bảo tàng phải phù hợp với nội dung hoạt động và đối tượng công chúng của Bảo tàng. Chú trọng triển khai đề án “ Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” để gắn kết hiệu quả hoạt động của Bảo tàng với giáo dục học đường.
c) Chương trình giáo dục của Bảo tàng nhằm tạo cơ hội và khuyến khích các hình thức học tập và hưởng thụ văn hóa của công chúng.
7. Hoạt động truyền thông
a) Hoạt động truyền thông của Bảo tàng bao gồm: Giới thiệu nội dung và hoạt động của Bảo tàng trên phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức chương trình quảng bá, phát triển công chúng và xã hội hóa hoạt động của Bảo tàng; kết nối với các tour, tuyến du lịch nhằm thu hút khách tham quan đến với Bảo tàng; tổ chức lấy ý kiến đánh giá của công chúng về hoạt động của Bảo tàng; xây dựng mạng lưới tổ chức, cá nhân có liên quan để phát triển hoạt động của bảo tàng ở trong và ngoài nước. Ứng dụng công nghệ thông tin vào một số sản phẩm chủ lực ứng dụng công nghệ 4.0...đảm bảo đáp ứng nhu cầu tổ chức trưng bày và các chương trình giáo dục, nghiên cứu, khám phá đa dạng của công chúng khi đến tham quan Bảo tàng.
b) Hoạt động truyền thông của Bảo tàng phải phù hợp với phạm vi, đối tượng, nội dung hoạt động của Bảo tàng và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
8. Hoạt động dịch vụ
a) Hoạt động dịch vụ của Bảo tàng bao gồm: Tổ chức dịch vụ ăn, uống, nghỉ ngơi, giải trí, hoạt động trải nghiệm và dịch vụ khác đảm bảo đáp ứng các tiêu chí công nhận thành điểm du lịch; Phối hợp với các doanh nghiệp du lịch xây dựng bảo tàng trở thành điểm đến trong các tour du lịch; Tổ chức phát triển sản phẩm lưu niệm, xuất bản ấn phẩm của Bảo tàng; tổ chức các sự kiện, hoạt động kỷ niệm, văn hóa, giáo dục, thể thao và du lịch; cung cấp thông tin, tư liệu; tư vấn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo tàng; giám định, thẩm định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; bảo quản, phục hồi, làm bản sao tài liệu, hiện vật; hợp tác khai quật khảo cổ; hợp tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo tàng.
b) Bảo tàng Hùng Vương được liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để triên khai thực hiện các hoạt động dịch vụ tại điểm Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ chính trị, trật tự an toàn xã hội.
6. Hoạt động giáo dục
a) Hoạt động giáo dục của Bảo tàng bao gồm: Hướng dẫn tham quan; tổ chức chương trình giáo dục, trải nghiệm phục vụ khách tham quan; tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học, nói chuyện chuyên đề; xuất bản ấn phẩm liên quan đến hoạt động giáo dục của bảo tàng.
b) Chương trình giáo dục của Bảo tàng phải phù hợp với nội dung hoạt động và đối tượng công chúng của Bảo tàng. Chú trọng triển khai đề án “ Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” để gắn kết hiệu quả hoạt động của Bảo tàng với giáo dục học đường.
c) Chương trình giáo dục của Bảo tàng nhằm tạo cơ hội và khuyến khích các hình thức học tập và hưởng thụ văn hóa của công chúng.
7. Hoạt động truyền thông
a) Hoạt động truyền thông của Bảo tàng bao gồm: Giới thiệu nội dung và hoạt động của Bảo tàng trên phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức chương trình quảng bá, phát triển công chúng và xã hội hóa hoạt động của Bảo tàng; kết nối với các tour, tuyến du lịch nhằm thu hút khách tham quan đến với Bảo tàng; tổ chức lấy ý kiến đánh giá của công chúng về hoạt động của Bảo tàng; xây dựng mạng lưới tổ chức, cá nhân có liên quan để phát triển hoạt động của bảo tàng ở trong và ngoài nước. Ứng dụng công nghệ thông tin vào một số sản phẩm chủ lực ứng dụng công nghệ 4.0...đảm bảo đáp ứng nhu cầu tổ chức trưng bày và các chương trình giáo dục, nghiên cứu, khám phá đa dạng của công chúng khi đến tham quan Bảo tàng.
b) Hoạt động truyền thông của Bảo tàng phải phù hợp với phạm vi, đối tượng, nội dung hoạt động của Bảo tàng và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.
8. Hoạt động dịch vụ
a) Hoạt động dịch vụ của Bảo tàng bao gồm: Tổ chức dịch vụ ăn, uống, nghỉ ngơi, giải trí, hoạt động trải nghiệm và dịch vụ khác đảm bảo đáp ứng các tiêu chí công nhận thành điểm du lịch; Phối hợp với các doanh nghiệp du lịch xây dựng bảo tàng trở thành điểm đến trong các tour du lịch; Tổ chức phát triển sản phẩm lưu niệm, xuất bản ấn phẩm của Bảo tàng; tổ chức các sự kiện, hoạt động kỷ niệm, văn hóa, giáo dục, thể thao và du lịch; cung cấp thông tin, tư liệu; tư vấn kỹ thuật, nghiệp vụ bảo tàng; giám định, thẩm định di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; bảo quản, phục hồi, làm bản sao tài liệu, hiện vật; hợp tác khai quật khảo cổ; hợp tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo tàng.
b) Bảo tàng Hùng Vương được liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để triên khai thực hiện các hoạt động dịch vụ tại điểm a mục này phù hợp với quy định của pháp luật về chính sách khuyến khích xã hội hóa và các quy định khác có liên quan nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập, tham quan, hưởng thụ văn hóa của công chúng hoặc đơn đặt hàng của tổ chức, cá nhân.
9. Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Bảo tàng theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành và tình hình thực hiện nhiệm vụ về lĩnh vực công tác được giao.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao.

Thông báo mới
 
Thời tiết

thietkewebchuyen.com,congdongtin.com, muazui.com