Thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo rao vặt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo rao vặt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Quảng cáo là một hoạt động dịch vụ quan trọng gắn liền với yếu tố văn hoá, là tiềm năng góp phần thúc đẩy quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường quảng cáo ngày càng được các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân coi trọng bởi đây là một loại hình đặc thù không thể thiếu trong sản xuất, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, thậm chí là phương tiện để truyền bá văn hóa, hình ảnh đất nước con người ra nước ngoài. Quảng cáo được thực hiện thông qua nhiều hình thức, phương tiện đa dạng, phong phú; bao gồm: quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, quảng cáo trên mạng Internet, quảng cáo trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật, thời trang, các giải thi đấu thể thao vv..

Nhiều chuyển biển tích cực trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội tỉnh Phú Thọ năm 2017

Nhiều chuyển biển tích cực trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội tỉnh Phú Thọ năm 2017

Năm 2017, công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giáo dục đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong xã hội, đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân, tạo nên khí thế vui tươi phấn khởi trong cộng đồng, đảm bảo an toàn cho du khách.

Thực trạng công tác quản lý và tổ chức lễ hội tỉnh Phú Thọ năm 2016

Thực trạng công tác quản lý và tổ chức lễ hội tỉnh Phú Thọ năm 2016

Thông qua lễ hội các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, thuần phong mỹ tục được phát huy, góp phần duy trì thực hành, truyền dạy và trình diễn di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương, củng cố tinh thần đoàn kết, giáo dục đạo lý “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc. Lễ hội được tổ chức tạo điều kiện tốt cho công tác bảo tồn di tích, đồng thời phát huy được vai trò, giá trị của di tích trong đời sống cư dân địa phương.

Thực trạng công tác xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại tỉnh Phú Thọ

Thực trạng công tác xây dựng quy hoạch quảng cáo ngoài trời tại tỉnh Phú Thọ

Cùng với sự phát triển năng động của kinh tế - xã hội, hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã hình thành và phát triển khá mạnh, đa dạng về hình thức và được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, trong đó tập trung chủ yếu vào một số hình thức chính như: bảng tấm lớn, biển ốp bên hông tường nhà, mặt tiền nhà, biển hộp đèn, panô nhỏ treo tại cửa hàng và băng rôn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh quảng cáo trên địa bàn không ngừng tăng về số lượng cũng như năng lực thực hiện các công trình tuyên truyền, quảng cáo hiện đại, có quy mô lớn. Toàn tỉnh hiện nay có trên 60 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh quảng cáo, hàng năm thực hiện treo hàng 1000 lượt băng rôn quảng cáo thương mại và hàng chục biển bảng quảng cáo tấm lớn giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và hàng trăm lượt bảng tấm nhỏ phục vụ kinh doanh tại các hộ gia đình trên địa bàn trong và ngoài tỉnh.

Tri thức dân gian  tại các di tích tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Tri thức dân gian tại các di tích tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Di tích LSVH đặc biệt là các di tích tín ngưỡng, tôn giáo bao giờ cũng gắn liền với môi trường cảnh quan thiên nhiên, gắn chặt với thuyết phong thuỷ; địa lý có từ hàng nghìn năm nay. Bởi theo cổ nhân, tín ngưỡng, tôn giáo bao giờ cũng có mối quan hệ mật thiết theo chiều “ thuận” với địa lý ( đất, nước, địa hình- đất linh thiêng) và phong thuỷ ( hướng gió, chiều nước chảy...). Có được những điều kiện ấy thì di tích mới linh thiêng, trường tồn và từ đó mới có vai trò quan trọng phù hộ, bảo vệ đời sống tâm linh cho dân làng, xã tắc được bình yên, làm ăn phát đạt, phú, quý, thọ, khang, ninh.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân gian Cồng chiêng của dân tộc Mường tỉnh Phú Thọ

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân gian Cồng chiêng của dân tộc Mường tỉnh Phú Thọ

Dân tộc Mường là một trong 54 dân tộc anh em cư trú, sinh sống chủ yếu trên khu vực phía Bắc Việt Nam. Có thể nói, ở đâu có người dân tộc Mường là ở đó có văn hoá dân gian cồng chiêng. Đây là nét văn hoá mang đậm bản sắc đặc trưng của dân tộc Mường. Bên cạnh không gian văn hoá dân gian cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, văn hoá dân gian cồng chiêng của dân tộc Mường là di sản văn hoá phi vật thể quý báu đã được các thế hệ nghệ nhân dân gian dân tộc Mường truyền nhau bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật dân gian đặc sắc của loại nhạc cụ truyền thống đặc biệt và riêng có của dân tộc Mường.

Tượng đài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ -  thực trạng và giải pháp

Tượng đài trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - thực trạng và giải pháp

Phú Thọ - Miền đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam, giàu truyền thống lịch sử và văn hoá, nơi có kho tàng văn hóa dân gian vô cùng đa dạng và phong phú. Đó là hệ thống các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể vô cùng đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hoá cội nguồn dân tộc Việt Nam.

Văn bản mới
Thông báo mới
 
Thời tiết

thietkewebchuyen.com,congdongtin.com, muazui.com