Thứ 4 | 23/07/2014
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, cách sân bay quốc tế nội bài 50km, cách cảng Hải Phòng 170 km, cách cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu (giữa Lào Cai - Việt Nam và Vân Nam - Trung Quốc) 200km, nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc) và là nơi hợp lưu dòng của ba con sông lớn (sông Đà, sông Hồng, sông Lô) đã tạo cho Phú Thọ có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng to lớn để sản xuất kinh doanh, giao lưu, phát triển kinh tế trong và ngoài nước.
Diện tích: 3.532,9493 km².
Dân số: 1,4 triệu người
Nhiệt độ trung bình: 230C
Thành phố: Thành phố Việt Trì.
Thị xã: Thị xã Phú Thọ.
Huyện: Lâm Thao, Phù Ninh, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Thanh Thủy, Cẩm Khê, Tam Nông, Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Ba.
Nhóm dân tộc: Việt (Kinh), Mường, Dao, Sán Dìu, H’Mông…

Bản đồ du lịch Phú Thọ
 
Phú Thọ được biết đến là cái nôi của nền văn hóa Lạc Việt, trung tâm sinh tụ của người Việt Cổ, thời các Vua Hùng dựng nước Văn Lang. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nơi đây vẫn giữ được dấu ấn của những buổi đầu bình minh dựng nước của dân tộc với hệ thống các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú với 1.372 di tích lịch sử văn hóa (trong đó Khu di tích Đền Hùng là Di tích quốc gia đặc biệt) và hệ thống các lễ hội dân gian, loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng đất Tổ (trong đó hát Xoan Phú Thọ và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới). Phú Thọ cũng là tỉnh giàu tài nguyên du lịch tự nhiên với nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú như: Vườn quốc gia Xuân Sơn với hệ thống hang động, hệ động, thực vật và cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng; mỏ nước khoáng nóng Thanh Thủy với trữ lượng lớn và khả năng dưỡng bệnh tuyệt vời; đầm Ao Châu, đầm Vân Hội đẹp tựa bức tranh thủy mặc in bóng những rừng cọ, đồi chè…
Nước non Phú Thọ như hình ảnh thu nhỏ của giang sơn gấm vóc Việt Nam. Vùng đất cội nguồn của quốc gia dân tộc có hình thế sơn chầu thuỷ tụ, có tài nguyên, nguồn sống dồi dào làm tiền đề cho kinh tế xã hội phát triển, trong đó du lịch ngày càng đóng vai trò quan trọng khai thác tốt các tiềm năng để góp phần kiến thiết quê hương thêm giàu đẹp, đồng thời bảo vệ cảnh quan môi trường, danh lam thắng cảnh và di tích để phát triển du lịch một cách bền vững.
Phòng Phát triển tài nguyên du lịch.
Vui lòng chờ giây lát, hoặc có thể tải về xem Click vào để tải về

thietkewebchuyen.com,congdongtin.com, muazui.com