Chủ nhật | 25/06/2023

baophutho.vnThực hiện chương trình Kỳ họp thứ 5, sáng 9/6, tại Nhà Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ, Quảng Nam, Đắk Nông và Trà Vinh thảo luận tại tổ về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi gồm 16 chương, 247 điều, tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo Luật lấy ý kiến Nhân dân; đã có hơn 12 nghìn lượt ý kiến Nhân dân góp ý đối với dự thảo Luật.
Tại phiên thảo luận tổ, các đại biểu đánh giá Dự thảo luật trình lần này đã bám sát tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW.Đi vào một số nội dung cụ thể, theo đại biểu Cầm Hà Chung, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ: Dự thảo luật chưa quy định nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong việc xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách, kiểm toán về đất đai; việc tăng cường kiểm soát quyền lực, trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo quy định không rõ.
Theo đó, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo bổ sung các nội dung trên vào Dự thảo Luật.Liên quan đến nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các đại biểu đề nghị hoàn thiện quy định theo hướng các quy hoạch sử dụng đất có thể lập đồng thời; quy hoạch sử dụng đất cấp cao hơn phải được phê duyệt, quyết định trước quy hoạch cấp thấp hơn để bảo đảm phù hợp với chỉ tiêu các loại đất do quy hoạch sử dụng đất cấp trên phân bổ cho quy hoach cấp dưới; Chính phủ cần có các giải pháp chỉ đạo điều hành theo lộ trình phù hợp ngay trong bước lập quy hoạch để tránh xảy ra tình trạng quy hoạch cấp trên hoàn thành chậm, ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành quy hoạch cấp dưới như thời gian qua.
Bên cạnh đó, nhiều đại biểu tán thành việc không lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đối với quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố thuộc tỉnh, thị xã thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương. Nhưng cần làm rõ hơn sự cần thiết phải lập kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đối với các khu vực này.Đề cập đến vấn đề điều kiện thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, các đại biểu đề nghị bảo đảm tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 54 Hiến pháp năm 2013, không chỉ yêu cầu xác định các trường hợp thu hồi phải được quy định trong Luật (luật định) gắn với mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng mà còn yêu cầu các trường hợp đó phải là trường hợp “thật cần thiết”. Cần nghiên cứu bổ sung quy định điều kiện về nguồn lực, tình hình địa phương trong từng thời kỳ để thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất.
Ngoài ra, các đại biểu cũng cơ bản nhất trí việc xây dựng bảng giá đất hằng năm bảo đảm sự cập nhật kịp thời với biến động giá đất trên thị trường. Tuy nhiên cần rà soát, nghiên cứu để có lộ trình thích hợp và có phương án quy định linh hoạt hơn trong trường hợp đến thời hạn ngày 1/1/2026 vẫn chưa hoàn thành được việc xây dựng Bảng giá đất hằng năm, nhất là đối với các địa phương có điều kiện khó khăn, không có nhiều dữ liệu để xây dựng bảng giá đất...
Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Các đại biểu đồng tình nhất trí cao và cho rằng, việc ban hành Luật trên cơ sở Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự năm 1994, nhằm tiếp tục cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng; quy định của Hiến pháp năm 2013 liên quan đến quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, việc hạn chế quyền con người, quyền công dân phải do luật quy định; khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, bất cập sau 28 năm thực hiện Pháp lệnh bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của Luật với pháp luật có liên quan; tạo hành lang pháp lý đầy đủ, khả thi để hoạt động quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự có hiệu lực, hiệu quả.

Khổng Thuỷ
Các tin khác
Thông báo mới
 
Thời tiết

thietkewebchuyen.com,congdongtin.com, muazui.com