Thứ 5 | 11/07/2024

6 tháng đầu năm 2024, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Quốc hội, sự đồng lòng, hưởng ứng của các địa phương, toàn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, gặt hái nhiều kết quả hết sức tích cực, qua đó đóng góp không nhỏ trong bức tranh sáng của kinh tế xã hội đất nước ta.

Nhìn lại những “điểm sáng” ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch 6 tháng đầu năm 2024 - Ảnh 1.

Tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì đã khẳng định: "Lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng; lĩnh vực du lịch phục hồi nhanh".

Đó là những nhận định được đưa ra không chỉ dựa trên những số liệu cụ thể mà còn được khẳng định bằng các hoạt động cụ thể từ phía Người đứng đầu Chính phủ. Minh chứng mới đây nhất, trong lịch trình "dày đặc" của chuyến thăm cấp Nhà nước tại Hàn Quốc đầu tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã dành thời gian để tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Diễn đàn Xúc tiến du lịch, văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc năm 2024 do Bộ VHTTDL tổ chức.

Nhận định "hợp tác về du lịch và văn hóa là một điểm sáng", Thủ tướng cũng đánh giá cao nỗ lực và kết quả hợp tác giữa Bộ VHTTDL hai nước trong việc triển khai các văn kiện đã ký kết về hợp tác văn hóa nói chung và hợp tác phát triển các ngành công nghiệp văn hóa nói riêng. Từ đó, Thủ tướng yêu cầu "Đưa hợp tác văn hóa và du lịch Việt Nam-Hàn Quốc lên một tầm cao mới".

Những nhận định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong mối quan hệ hợp tác Văn hóa-Du lịch giữa Việt Nam-Hàn Quốc là sự ghi nhận của Người đứng đầu Chính phủ cho ngành VHTTDL khi đã xác định đúng các mục tiêu trọng tâm cần phối hợp, đặc biệt là kể từ khi hai quốc gia bắt đầu nâng cấp mối quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện kể từ năm 2022.

Được biết, với việc chỉ đạo và trực tiếp tham gia Diễn đàn Xúc tiến du lịch, văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc năm 2024, đây là lần thứ 4 Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng sang thăm và làm việc tại quốc gia này kể từ khi giữ chức "Tư lệnh" ngành đến nay.

Nhìn lại những “điểm sáng” ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch 6 tháng đầu năm 2024 - Ảnh 2.

Việc dành nhiều thời gian, công sức để vun đắp mối quan hệ hợp tác VHTTDL giữa Việt Nam-Hàn Quốc lên một tầm cao mới đã cho thấy mối quan tâm "đặc biệt" của Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng với mong muốn đi xa hơn cùng "người bạn" có nhiều điểm tương đồng trong quan điểm, định hướng phát triển về lĩnh vực VHTTDL.

Nối tiếp những kết quả trong công tác ngoại giao văn hóa, xúc tiến quảng bá hình ảnh đất nước con người cũng như du lịch của Việt Nam, ngay sau Diễn đàn Xúc tiến du lịch, văn hóa tại Hàn Quốc, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã lập tức lên đường sang Liên bang Nga dự các hoạt động trong khuôn khổ Những ngày Văn hóa Việt Nam tại xứ sở "Bạch Dương" nhân kỷ niệm 30 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị Việt Nam-Nga.

Trong ngày khai mạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cùng đông đảo lãnh đạo, người dân hai nước đã đến dự cho thấy sự quan trọng và sức lan tỏa của sự kiện này.

Trong chuyến công tác này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã đưa ra những sáng kiến rất thực chất để bên cạnh các hoạt động về giao lưu, trao đổi đoàn thì tổ chức thêm những diễn đàn hợp tác về chuyên môn để các nhà quản lý, các học giả có thể trao đổi về những vấn đề cùng quan tâm và đề ra những giải pháp hết sức cụ thể để nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hai nước. Với nhiều hoạt động quan trọng trong gần 1 tuần tại hai thành phố Moscow và Saint Petersburg, chuyến công tác lần này của Bộ trưởng đã đạt được kết quả toàn diện trên cả 3 lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồng thời tăng cường hơn nữa sự giao lưu nhân dân.

Có một điểm chung trong 2 chuyến công tác liên tiếp lần này của "tư lệnh" ngành VHTTDL đó là hai quốc gia Hàn Quốc, Nga đều là những đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam. Chính vì vậy, những nỗ lực, kết quả trong 2 chuyến công tác này không chỉ góp phần tô thắm thêm bức tranh tươi sáng trong hợp tác giữa Việt Nam với những người bạn "đối tác chiến lược toàn diện", điều đó cũng khẳng định hơn nữa vai trò quan trọng, đi đầu của ngoại giao văn hóa trong chiến lược đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta.

Nhìn lại những “điểm sáng” ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch 6 tháng đầu năm 2024 - Ảnh 3.

Trong tất cả các Kỳ họp kể từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, chưa bao giờ lĩnh vực Văn hóa-Thể thao-Du lịch lại được giành được nhiều sự quan tâm, trao đổi, đóng góp ý kiến của các đại biểu Quốc hội như tại Kỳ họp thứ 7 diễn ra vào tháng 5-6 vừa qua.

Với các bước chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ về cơ sở chính trị, đúng quy trình về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, lần đầu tiên Bộ VHTTDL với vai trò là cơ quan soạn thảo, thừa ủy quyền của Chính phủ đã trình Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình MTQG về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035; Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Ngoài ra, tại Nghị quyết số 129/2024/QH15 ngày 8/6/2024 về Chương trình xây dựng luật, Pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, Chủ tịch Quốc hội cũng đã đồng ý đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Quảng cáo vào Kỳ họp thứ 8, thông qua tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV.

Đặc biệt, trong 5 "tư lệnh" ngành được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra để xin ý kiến các đại biểu Quốc hội lựa chọn cho phiên chất vấn, trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đã may mắn được trao cơ hội giãi bày trước Quốc hội, cử tri và nhân dân về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách. Được biết, đây là lần thứ 2 Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng có cơ hội được giải trình trước Quốc hội (lần đầu tại Phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra vào tháng 8/2022).

Nhìn lại những “điểm sáng” ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch 6 tháng đầu năm 2024 - Ảnh 4.

Một điều rất đáng mừng, các nội dung được Bộ VHTTDL trình xin ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 lần này đều nhận được sự đồng tình, ủng hộ và nhiều ý kiến đánh giá tích cực từ phía các đại biểu Quốc hội thông qua 2 buổi thảo luận tại tổ, 2 buổi thảo luận tại hội trường.

Riêng với phần trả lời chất vấn kéo dài trong 90 phút, tuy thời gian không dài nhưng Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã làm "thỏa mãn" các đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân với những giải pháp "sâu" và "sát", "đúng" và "trúng", được đánh giá là có thể giải quyết tận gốc những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc của ngành VHTTDL trong thực tiễn hiện nay.

Nhắc lại những điều trên để chúng ta có thể làm dày thêm cơ sở của nhận định: "Ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch chưa bao giờ nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước như hiện nay". Và chắc chắn một điều, không phải tự nhiên mà ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch lại nhận được sự quan tâm "đặc biệt" đó kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Những kết quả đó đến từ việc toàn ngành đã xác định đúng hướng đi khi lựa chọn thay đổi tư duy từ làm văn hóa sang quản lý nhà nước về văn hóa với phương châm "Quyết liệt hành động - Khát vọng cống hiến". Trong đó, Bộ VHTTDL đã xác định triển khai một cách bài bản, căn cơ với các mục tiêu cụ thể trong công tác hoàn thiện thể chế chính sách-một trong ba khâu đột phá chiến lược được Đảng xác định.

Năm 2024, Bộ VHTTDL xác định "Thể chế chính sách" tiếp tục là chủ đề của năm công tác. Ngoài các nhiệm vụ thường xuyên, liên tục hàng năm thì đây là năm thứ 2 kể từ đầu nhiệm kỳ Bộ xác định thể chế chính sách làm chủ đề công tác của năm (lần đầu vào năm 2021-PV).

Một điểm mới trong những tháng đầu năm 2024 đó là việc duy trì đều đặn hàng tháng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng đều chủ trì Hội nghị về công tác hoàn thiện thể chế chính sách nhằm cụ thể hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước, qua đó cũng kịp thời đưa ra các giải pháp tháo gỡ những điểm nghẽn của ngành.

Theo đó, Bộ đã tổ chức một Hội nghị về thể chế chính sách ngành thể thao để cụ thể hóa Kết luận số 70-KL/TW, ngày 31/1/2024 của Bộ Chính trị về phát triển thể dục thể thao trong giai đoạn mới. Hội nghị này cũng nhằm mục đích rà soát để tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách phù hợp với ngành trong giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn cũng đã được Bộ trưởng chỉ đạo rà soát để sớm trình Chính phủ, trình Quốc hội cho ý kiến về Luật Nghệ thuật biểu diễn…

Nhìn lại những “điểm sáng” ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch 6 tháng đầu năm 2024 - Ảnh 5.

Bên cạnh với việc hoàn thiện thể chế, chính sách, trong 6 tháng qua, dưới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, thường xuyên liên tục của Lãnh đạo Bộ VHTTDL, các lĩnh vực thể thao, du lịch, gia đình cũng đạt được nhiều kết quả tích cực, được chứng minh bằng những con số biết nói.

Theo Cục Thể dục thể thao, một trong những kết quả rất tích cực của ngành thể thao trong 6 tháng qua đó là ngành đã hoàn thành vượt chỉ tiêu đề ra, có từ 12-15 VĐV dự Olympic Paris 2024. Để đạt được kết quả này, ngay từ sớm, từ xa, Thể thao Việt Nam đã xác định đúng và trúng số môn, nội dung, vận động viên trọng điểm để đầu tư.

Kết quả đáng ghi nhận khác của Thể thao Việt Nam trong nửa đầu năm 2024 đó là các VĐV đã giành được 106 huy chương vàng, 100 huy chương bạc, 139 huy chương đồng tại các giải thể thao quốc tế. Trong đó, một số vận động viên tiêu biểu như: VĐV Billiard Bao Phương Vinh, Trần Quyết Chiến HCV đồng đội Billiards Carom thế giới, VĐV Aerobic Nguyễn Việt Anh, Trần Ngọc Thúy Vy, Nguyễn Chế Thanh, Lê Hoàng Phòng, Vương Hoài Ân đạt huy chương vàng Cup thế giới và giải vô địch châu Á; VĐV Bắn súng Phạm Quang Huy đạt huy chương vàng giải vô địch châu Á…

Về thể thao quần chúng, toàn ngành đã tích cực triển khai cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Đồng thời hướng dẫn các địa phương tổ chức các hoạt động thể dục thể thao nhân các ngày lễ lớn; hướng dẫn tổ chức Đại hội Thể dục thể thao các cấp tiến tới Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ X năm 2026; phối hợp với các địa phương tổ chức 13 giải thể thao quần chúng cấp quốc gia và 6 lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ TDTT cho cán bộ, cộng tác viên, hướng dẫn viên TDTT cơ sở…

Nhìn lại những “điểm sáng” ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch 6 tháng đầu năm 2024 - Ảnh 6.

Bên cạnh Thể thao, lĩnh vực Du lịch cũng đạt được những kết quả đáng ấn tượng trong bối cảnh vẫn phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến khó lường.

Thống kê cho thấy, 6 tháng đầu năm 2024, ngành Du lịch đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt hơn 8,83 triệu lượt, tăng 58,4% so với cùng kỳ năm 2023 và tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2019. Khách nội địa trong 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 66,5 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch trong 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt khoảng 436,5 nghìn tỉ đồng.

Hoạt động du lịch diễn ra nhộn nhịp tại hầu khắp các địa phương trọng điểm du lịch trên cả nước. Nhiều địa phương đã triển khai Chương trình kích cầu du lịch nội địa năm 2024 với chủ đề "Người Việt đi du lịch Việt - Việt Nam tôi yêu", tổ chức các hoạt động kích cầu thu hút du khách, giới thiệu các chương trình du lịch mới, các gói sản phẩm có chất lượng dịch vụ tốt nhằm gia tăng trải nghiệm của du khách; nâng cao chất lượng dịch vụ; đảm bảo an ninh, an toàn, môi trường sạch sẽ, văn minh cho hoạt động du lịch…

Trong đó, một số địa phương đạt kết quả rất tích cực. Tiêu biểu như: Hà Nội ước đón và phục vụ 14,05 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế ước đạt 3,14 triệu lượt, tăng 52,6%; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 55.385 tỉ đồng, tăng 22,8% so với cùng kỳ. Thanh Hóa ước đón và phục vụ 9,78 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế ước đạt 261.000 lượt khách, tăng 21,3%; tổng thu du lịch ước đạt 19.848,5 tỉ đồng, tăng 30,2% so với cùng kỳ. Ninh Bình đón và phục vụ 6,28 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt trên 700 nghìn lượt; tổng thu ước đạt hơn 5.936 tỉ đồng, gấp hơn 1,5 lần so với cùng kỳ…

Hưởng ứng kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam 28/6, nhiều địa phương trong cả nước cũng tổ chức các hoạt động sôi nổi, hấp dẫn, phong phú. Nhân dịp này, Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Bình Thuận cũng tổ chức Ngày hội Gia đình các tỉnh Đông Nam Bộ lần thứ XIII, năm 2024 với chủ đề "Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng". Sự kiện được tổ chức nhằm tôn vinh, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam nói chung và gia đình khu vực Đông Nam Bộ nói riêng, góp phần xây dựng và hình thành hệ giá trị gia đình trong tình hình mới.

Năm 2024 được xem là năm vô cùng quan trọng khi mà các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đang khẩn trương thực hiện "nước rút", tiến tới hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng khóa XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Chương trình, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đã đề ra ngay từ đầu nhiệm kỳ.

Theo dự kiến, vào ngày 12/7/2024, Bộ VHTTDL sẽ tiến hành tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển nhiệm vụ 6 tháng cuối năm. Bên cạnh với việc nhìn lại những kết quả nửa đầu năm nay để đúc rút ra các bài học kinh nghiệm quý báu, thấy được những mặt còn tồn tại, hạn chế, Hội nghị cũng sẽ tiến hành bàn bạc, thảo luận kỹ lưỡng nhằm đề ra phương hướng, giải pháp thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho 6 tháng cuối năm.

Hy vọng, những kết quả tích cực kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm sẽ là tiền đề vững chắc giúp toàn ngành VHTTLDL thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024. Qua đó góp phần tạo tiền đề, khí thế cho năm 2025, năm cuối cùng của nhiệm kỳ để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 đã đề ra./.

Tình cảm "đặc biệt" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho ngành Văn hoá

Ngày 21/6/2024, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ VHTTDL, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức đã tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước - nhà lãnh đạo với tầm cao trí tuệ, am tường sâu sắc về văn hóa và với tầm nhìn chiến lược, đã luôn dành tình cảm đặc biệt cho văn hoá, là tác giả của cuốn sách: "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".

Bộ trưởng khẳng định, toàn ngành Văn hóa hết sức vui mừng vì có thêm cuốn "Cẩm nang" cho công tác phát triển văn hoá, đồng thời cũng ý thức được trách nhiệm quán triệt sâu sắc, chuyển tải, cụ thể hóa những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo củaTổng Bí thư để những nội dung cốt lõi của cuốn sách được lan tỏa, thấm sâu vào tâm thức của đội ngũ những người làm công tác văn hoá, biến nhận thức thành hành động cụ thể; khơi dậy mạnh mẽ hơn nữa tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Trước đó, vào năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì Hội nghị Văn hóa toàn quốc. Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống của Ngành Văn hóa Việt Nam (28/8/1945 - 28/8/2023) và Hội nghị tuyên dương gương điển hình tiên tiến trong lĩnh vực Văn hóa toàn quốc năm 2023, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, và với tình cảm cá nhân, Người đứng đầu của Đảng đã thân ái gửi tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch lời thăm hỏi chân tình, những tình cảm thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp nhất./.

Nội dung:
Thế Công
Thiết kế:
Xuân Trường
Các tin khác
Thông báo mới
 
Thời tiết

thietkewebchuyen.com,congdongtin.com, muazui.com