Thứ 3 | 19/12/2023

Sau nhiều nỗ lực phấn đấu, thể thao thành tích cao của Việt Nam đã có sự tiến bộ rõ nét, khẳng định vị thế trong khu vực, bước đầu tiếp cận trình độ châu lục và thế giới.

Tuy nhiên, thể thao thành tích cao của nước ta so với nhiều nước trong châu lục và thế giới đang còn khiên tốn, chưa đáp ứng được như sự kỳ vọng, đòi hỏi phải đổi mới tư duy và cách làm. Xuất phát từ lý do đó, nhất là sau Asian Games 19, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL, Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam Nguyễn Văn Hùng đã giao Cục Thể dục thể thao tổ chức “Hội nghị định hướng phát triển thể thao thành tích cao đến năm 2030” nhằm định hướng và đưa ra các giải pháp lớn cho thể thao thành tích cao phát triển, vươn tầm châu lục và thế giới.

 

Để thể thao Việt Nam vươn tầm châu lục: Thực tiễn cấp bách - Ảnh 1.

Sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã giúp cho Thể thao Việt Nam đạt được nhiều thành tích. (Ảnh: Cục TDTT)

 

Trước hết có thể khẳng định, trong thời gian qua từ sức vươn của SEA Games 22, Thể thao Việt Nam đã đạt nhiều thành tích được Đảng, Nhà nước, Nhân dân ghi nhận. Tuy nhiên để có thể hoàn thành mục tiêu vươn xa hơn, nhanh hơn, cao hơn thì Thể thao Việt Nam còn nhiều việc phải làm.

Đt nhiều thnh tch

Từ ngày bỡ ngỡ hội nhập trở lại với thể thao khu vực tại SEA Games 15 năm 1989, Thể thao Việt Nam bắt đầu có sự bứt tốc, vươn lên dẫn đầu khu vực tại SEA Games 22 năm 2003 trên sân nhà. Sau đó nhờ quá trình phấn đấu không ngừng, vượt qua mọi khó khăn của các thế hệ cán bộ, HLV, VĐV… Thể thao Việt Nam đã đạt nhiều thành tích. Trong đó sáng giá nhất phải kể đến chiếc HCV của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, ở đấu trường đỉnh cao nhất của thể thao thế giới, Olympic 2016.

Cùng với đó là hàng loạt thành tích, hàng loạt huy chương tại đấu trường thể thao châu lục và thế giới như chiếc HCB Olympic 2008 của đô cử Hoàng Anh Tuấn, HCĐ Olympic môn Cử tạ của Trần Lê Quốc Toàn, HCV nhảy xa của Thu Thảo, HCV môn Rowing tại Asian Games 18, hay chiếc HCV môn Bắn súng của xạ thủ Phạm Quang Huy tại Asian Games 19… Đặc biệt đội tuyển bóng đá nữ lần đầu tiên góp mặt ở World Cup, đội tuyển bóng đá nam 2 lần vô địch AFF Cup, đội tuyển futsal 2 lần dự World Cup. Đây đều là những thành tích mang tính đột phá, được xem là dấu son trong lịch sử phát triển của Thể thao Việt Nam.

Giới chuyên môn đánh giá, thành tích trên có được là do trong thời gian qua, ngành Thể thao luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, ngành, địa phương. Cụ thể, ngày 22.2.2019, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt Đề án “Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tài năng thể thao và nhân lực thể thao thành tích cao đến năm 2035”. Đây là cơ sở quan trọng để công tác đào tạo tài năng thể thao tiếp tục phát huy hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu phát triển của thể thao thành tích cao Việt Nam.

Cùng với đó là việc ngành thể thao đã tích cực đổi mới nâng cao hiệu quả trong công tác tuyển chọn đào tạo tài năng. Hầu hết các môn Olympic và ASIAD đều có tuyến trẻ và đội tuyển. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, tập huấn VĐV và tổ chức thi đấu tiếp tục được đầu tư nâng cấp, mở rộng… Bên cạnh đó, một số môn như Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Cầu lông, Tennis, Golf... đang từng bước chuyển sang hoạt động theo hình thức thể thao chuyên nghiệp, thu hút được các nguồn đầu tư từ xã hội, nâng cao hiệu quả đào tạo.

Điểm nhấn đáng chú ý nữa là hệ thống thi đấu thể thao thành tích cao ngày càng hoàn thiện và ổn định. Trong quá trình tập huấn tại các trung tâm, đặc biệt là các trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia, các VĐV luôn được đảm bảo việc học văn hóa. Chế độ, chính sách đối với các VĐV, HLV cũng luôn nhận được sự quan tâm cần thiết, được cụ thể hóa bằng những quy định của Nhà nước và luôn có sự điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tiễn. Như việc Bộ VHTTDL phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng, ban hành Thông tư quy định chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với HLV, VĐV. Thông tư là sự điều chỉnh cần thiết, kịp thời, giúp các cơ sở đào tạo phục vụ tốt hơn nhu cầu của VĐV, nhất là các VĐV trọng điểm. Bên cạnh đó, các VĐV đạt thành tích xuất sắc còn được Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý, đã khuyến khích, giúp họ yên tâm tập luyện và thi đấu.

 

Để thể thao Việt Nam vươn tầm châu lục: Thực tiễn cấp bách - Ảnh 2.

Điểm nhấn của Thể thao Việt Nam thời gian qua là tấm HCV Olympic của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh.


Còn nhiều rào cản

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, thể thao thành tích cao vẫn còn những hạn chế, tồn tại là rào cản trong việc giúp các VĐV vượt ngưỡng. Theo Trưởng phòng Thể thao thành tích cao 1, Cục Thể dục thể thao Hoàng Quốc Vinh, hạn chế thứ nhất là lực lượng VĐV trẻ tài năng còn chưa nhiều. Hiện cả nước chỉ có khoảng 960 VĐV tại các đội tuyển trẻ quốc gia, số lượng đào tạo trẻ của một số môn thể thao, nội dung mũi nhọn còn rất hạn chế. Cụ thể như môn Thể dục dụng cụ, hiện chỉ có 5 đơn vị đào tạo VĐV chuyên nghiệp; Đội tuyển trẻ Thể dục dụng cụ chỉ có 26 VĐV tập huấn tại Hà Nội và Cần Thơ. Với môn Bắn súng, môn đã giành 1 HCV và 1 HCB Olympic, hiện cũng chỉ có 26 VĐV trẻ đang tập huấn tại Bắc Ninh và Đà Nẵng. Việc hạn chế về số lượng đào tạo VĐV trẻ đã ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm và phát triển các tài năng thể thao trong tương lai khi mà “chân đế” của hệ thống đào tạo chưa thực sự sâu rộng và vững chắc.

Thứ hai, các VĐV có khả năng tranh chấp huy chương trên đấu trường Olympic và ASIAD chưa thực sự được như mong đợi và duy trì được sự ổn định về thành tích; thành tích và số lượng VĐV tham dự tại các kỳ Olympic cũng không ổn định. Tại Olympic London năm 2012, Việt Nam có 18 VĐV giành suất tham dự và giành được 1 HCĐ ở môn Cử tạ. Ở Olympic Rio năm 2016, chúng ta có 23 VĐV tham dự và giành được 1 HCV và 1 HCB môn Bắn súng - thành tích cao nhất mà Việt Nam giành được ở 1 kỳ Olympic. Tuy nhiên tại Olympic Tokyo 2020, Thể thao Việt Nam chỉ có 18 VĐV vượt qua vòng loại và không giành được huy chương.

Thực tế cho thấy đó là mặc dù tại các kỳ SEA Games, Việt Nam vẫn duy trì được vị trí và sự tiến bộ, nhưng tại đấu trường Olympic, chúng ta vẫn chưa có được sự ổn định và đảm bảo về thành tích, nhất là khi so sánh với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Đây cũng là các quốc gia luôn đảm bảo cả số lượng và chất lượng lực lượng VĐV khi tham dự các kỳ Olympic. Điều này cũng tương tự như ở các kỳ ASIAD, cho dù không bị giới hạn nhiều về số lượng VĐV tham dự, nhưng thành tích của chúng ta còn rất hạn chế.

Thứ ba là nguồn HLV nội đạt trình độ đào tạo được VĐV có huy chương tại Olympic và ASIAD của chúng ta còn rất khiêm tốn. 

Thứ tư, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ việc tập luyện dù đã được quan tâm nhưng vẫn còn thiếu: Trung tâm HLTTQG Hà Nội đáp ứng được 50%, Trung tâm HLTTQG TP.HCM đáp ứng được 30%, Trung tâm HLTTQG Đà Nẵng, Cần Thơ còn thiếu một số hạng mục cơ bản như bể bơi, sân đá bóng, đường chạy tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, việc áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ, dinh dưỡng thể thao và các điều kiện đảm bảo khác như chăm sóc sức khỏe, hồi phục, chữa trị chấn thương, tâm lý... còn nhiều hạn chế. Điều này đã tạo ra giới hạn cho công tác huấn luyện, giới hạn cho thành tích của các VĐV.

Thứ năm, chúng ta còn eo hẹp về kinh phí tập huấn dài hạn ở nước ngoài và thi đấu quốc tế, đặc biệt là tại các nước mạnh về thể thao thành tích cao. Thứ sáu, chúng ta hiện không đủ kinh phí thuê những chuyên gia giỏi, hàng đầu châu lục và thế giới. Để có lực lượng chuyên gia đủ tầm, chúng ta cần đáp ứng mức lương khoảng 8.000 USD/tháng cho từ 20 đến 25 chuyên gia. Tuy nhiên, mức lương trung bình hiện nay Việt Nam đang chi trả cho chuyên gia là từ 3.000 USD đến 4.000 USD/tháng. Thứ bảy, là hệ thống thi đấu trong nước hiện thiếu các giải thi đấu quốc tế đỉnh cao…

Từ thực trạng trên cho thấy thể thao thành tích cao của Việt Nam cần có sự điều chỉnh nhằm đáp ứng với những thay đổi của điều kiện thực tế, giúp cho các VĐV nâng cao năng lực cạnh tranh tại Olympic và ASIAD./.
Theo Báo Văn hóa
Dẫn nguồn: 
Để thể thao Việt Nam vươn tầm châu lục: Thực tiễn cấp bách (bvhttdl.gov.vn)

Các tin khác
Thông báo mới
 
Thời tiết

thietkewebchuyen.com,congdongtin.com, muazui.com