Thứ 5 | 04/07/2024

Theo các chuyên gia quốc tế, việc ngăn chặn vi phạm bản quyền trên môi trường số là "cuộc chiến" hết sức phức tạp và khó khăn. Vì vậy, cần nhiều giải pháp như một chiến lược tổng thể, trong đó có việc nâng cao nhận thức và kiên quyết ngăn chặn, gỡ bỏ những trang vi phạm.

Phối hợp chiến lược tổng thể

Ông Michael Schlesinger, Phó Chủ tịch, Cố vấn pháp lý Khu vực châu Á- Thái Binh Dương, Hiệp hội Điện ảnh Singapore chia sẻ, việc ngăn chặn các trang web vi phạm bản quyền cần bộ công cụ chống vi phạm bản quyền: Chặn các trang web vi phạm, tịch thu tên miền, xóa công cụ tìm kiếm, thông báo gỡ xuống, dừng doanh thu quảng cáo, khởi kiện ra tòa, tố tụng dân sự, hình sự...

Kinh nghiệm các nước trong ngăn chặn vi phạm bản quyền trên môi trường số - Ảnh 1.

Dù đã gỡ hàng nghìn trang web vi phạm, nhưng tình trạng vi phạm bản quyền trên môi trường số ở Việt Nam vẫn còn khá nhiều

"Chặn trang web không phải là một chiến lược độc lập và không phải phương án hiệu quả ngay tức khắc vì vậy cần phối hợp với chiến lược thực thi tổng thể, tuy nhiên, chặn trang web là một công cụ mạnh mẽ. Việc chặn trang web diễn ra ở quy mô toàn cầu, làm giảm vi phạm bản quyền đối với các trang web mục tiêu khoảng 75% (trung bình) và tăng đáng kể mức tiêu dùng hợp pháp"- ông Michael Schlesinger cho biết.

Theo ông Michael Schlesinger, thống kê về việc chặn các trang web bất hợp pháp tại Hàn Quốc là 5907 trang web, Indonesia trên 8630 trang web, Malaysia trên 2170 trang web, Ấn Độ là 3237 trang web, Australia: 2760, Singapore: 685, Việt Nam: 1437 trang web.

Nghiên cứu của Hiệp hội Điện ảnh Singapore chỉ ra rằng việc xóa tìm kiếm sẽ tạo ra tác động bổ sung trong việc giảm số lượt truy cập vi phạm bản quyền vào các trang web bị chặn. Nói một cách ngắn gọn, tính trung bình, số lượt truy cập vi phạm bản quyền vào các trang web bị chặn sẽ giảm thêm 28 %, khi trang web đó bị chặn bởi các nhà cung cấp dịch vụ internet và bị một công cụ tìm kiếm (hoặc các công cụ tìm kiếm) xóa khỏi danh sách.

"Tác động nhân quả của chặn website đối với việc dịch chuyển từ vi phạm bản quyền sang dịch vụ pháp lý. Việc chặn trang web đã được chứng minh là làm giảm việc truy cập vi phạm bản quyền vào các trang web bị chặn trong hết nghiên cứu này đến nghiên cứu khác. Các nghiên cứu sâu hơn đã chỉ ra rằng việc chặn trang web có tác động tích cực đến hành vi của người tiêu dùng, nói một cách hóm hỉnh, việc chặn trang web vi phạm bản quyền sẽ làm tăng mức tiêu thụ video hợp pháp"- ông Michael Schlesinger chia sẻ.

Ông Michael Schlesinger cho biết, qua khảo sát của Hiệp hội Điện ảnh Singapore, tác động của việc chặn trang web vi phạm bản quyền sẽ làm tăng mức tiêu thụ video hợp pháp. Cụ thể, 5% số người sử dụng lậu nhiều đã dịch chuyển sang các dịch vụ pháp lý trong một làn sóng chặn website vi phạm ở Úc năm 2028-2019. Tương tự, việc chặn web vi phạm cũng làm tăng 6% số lượt truy cập vào các trang web phát trực tuyến hợp pháp có trả phí và 10% sự gia tăng số lượng video được xem trên các trang web phát trực tuyến có hỗ trợ quảng cáo hợp pháp ở Vương quốc Anh sau làn sóng xóa các trang web vi phạm năm 2014. Việc chặn trang web bất hợp pháp ở Ấn Độ vào năm 2019 khiến mức tiêu dùng hợp pháp tăng 8,1% vào năm 2021.

"Cả ba đợt chặn trong nghiên cứu của chúng tôi đều đem đến sự gia tăng đáng kể về mặt thống kê và kinh tế trong việc sử dụng các trang web hợp pháp"- ông Michael Schlesinger nhận định.

Đồng quan điểm về việc kiên quyết gỡ bỏ những trang bất hợp pháp, ông Daehee Lee, Đại học Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc có hệ thống bảo vệ bản quyền tác giả rất hiệu quả (thậm chí có thể nói là hiệu quả nhất trên thế giới), đặc biệt là ở trên không gian mạng.

Hàn Quốc có một hệ thống kỹ thuật và pháp lý để phát hiện và gỡ bỏ (OSP) các trang web vi phạm và chế tài xử phạt, ngoài xử phạt hành chính, có thể bị xử phạt hình sự với mức phạt tù lên đến 5 năm.

Kinh nghiệm các nước trong ngăn chặn vi phạm bản quyền trên môi trường số - Ảnh 2.

Hơn 70 đại biểu đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đã chia sẻ kinh nghiệm về bảo vệ bản quyền trên môi trường số

Hình sự hóa vi phạm bản quyền

Quan điểm hình sự hóa vi phạm bản quyền được ông Mihamad Rahimi Bin Arafpin, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ Malaysia đồng tình. Ông chia sẻ, tại Malaysia, luật pháp liên quan đến thực thi quyền tác giả ở Malaysia bao gồm cả các thỏa thuận, công ước và hiệp ước quốc tế.

Trước đây, quyền sở hữu trí tuệ là quyền cá nhân, việc đăng ký là không bắt buộc. Vì vậy, nhận thức về nhu cầu giữa các chủ thể quyền là rất quan trọng. Để nâng cao ý thức trong xã hội, Cơ quan Sở hữu trí tuệ Malaysia (MyIPO) bắt đầu triển khai các sáng kiến đồng thời họp với Bộ Giáo dục về chiến dịch nâng cao nhận thức, đưa lĩnh vực sở hữu trí tuệ vào chương trình giáo dục.

Tất cả các trường đại học và cao đẳng của Malaysia đều đưa Sở hữu trí tuệ vào giảng dạy tại khoa Luật như một môn học tự chọn. Các sinh viên tốt nghiệp về luật sở hữu trí tuệ có cơ hội được đào tạo chuyên sâu tại Cơ quan Sở hữu Trí tuệ Malaysia. Một số trường đại học đào tạo về kinh doanh cũng đưa môn học sở hữu trí tuệ vào chương trình học bổ sung.

Ông Mihamad Rahimi Bin Arafpin cũng chia sẻ, trước năm 2022, hệ thống Thông báo Tự Nguyện về Bản quyền tác giả (CVN) là yêu cầu không bắt buộc đối với các chủ sở hữu bản quyền, đóng vai trò như bằng chứng đáng tin cậy tại Tòa án. Do không phải là yêu cầu bắt buộc, cơ quan Đăng ký bản quyền chỉ lưu trữ thông tin đã được thông báo tới cơ quan Kiểm soát Bản quyền tác giả.

Tầm quan trọng của CVN đã được chứng minh trong thời kì đại dịch, có rất nhiều vấn đề về vi phạm bản quyền trên nền tảng số nhưng chủ sở hữu bản quyền không sử dụng CVN mà họ phải làm cam kết để cơ quan thực thi thay mặt cho chủ sở hữu bản quyền thực thi pháp luật.

Ngày nay, tầm quan trọng của CVN đã được chủ sở hữu bản quyền tác giả ưu tiên sử dụng trong việc thực thi các quyền của họ thông qua Cơ quan thực thi bản quyền tác giả. Đảm bảo yêu cầu đối với một tổ chức quản lý tập thể để bảo vệ lợi ích của chủ sở hữu bản quyền và người biểu diễn bằng việc áp dụng tiêu chí của WIPO về Minh bạch, Trách nhiệm và Quản lý hiệu quả.

Kinh nghiệm các nước trong ngăn chặn vi phạm bản quyền trên môi trường số - Ảnh 3.

Trước năm 2022, CMO (được biết đến như một "cơ quan cấp phép") đã được Cơ quan Quản lý bản quyền tuyên bố cho cấp phép nhưng không chỉ ra thời gian được phép cấp phép dẫn đến việc mất kiểm soát, đặc biệt đối với các tài liệu kiểm toán.

Nhằm đảm bảo CMO là mô hình hoạt động hiệu quả nhất, luật pháp Malaysia đã được sửa đổi theo hướng đáp ứng nhu cầu gia hạn tuyên bố và tài liệu làm cơ sở thực tiễn kiểm toán tiêu chuẩn hóa hoạt động của CMO.

Ngoài ra, việc bắt buộc tuân thủ theo hướng dẫn của luật mới đã cho phép Cơ quan Kiểm soát Bản quyền đảm bảo rằng các CMO hiện đang hoạt động theo chuẩn mực quốc tế.

Cũng theo ông Mihamad Rahimi Bin Arafpin, luật mới của Malaysia đã hình sự hóa các hành vi phát trực tuyến bất hợp pháp và chia sẻ liên kết vi phạm bản quyền.

Trước năm 2022, khó khăn khi ngăn chặn hành vi phạm tội trên không gian mạng đã gây ra thiệt hại cho các chủ sở hữu bản quyền do thiếu hiểu biết về Luật Bản quyền tác giả để áp dụng cho các tình huống vi phạm bản quyền trực tuyến.

"Việc sửa đổi luật pháp gần đây đã coi việc phát trực tuyến trái phép là hành vi phạm tội, bất kể là trực tiếp hay gián tiếp xâm phạm quyền tác giả. Việc sửa đổi luật pháp cũng làm tăng sử dụng hệ thống EyeRIS (Đăng bạ bản quyền) và Chương trình Thực thi Bản quyền trên không gian mạng (CyCORE) trong lĩnh vực phim ảnh"- ông Mihamad Rahimi Bin Arafpin chia sẻ./.
Hồng Hà
Dẫn nguồn: 
Kinh nghiệm các nước trong ngăn chặn vi phạm bản quyền trên môi trường số (bvhttdl.gov.vn)

Các tin khác
 
Thời tiết

thietkewebchuyen.com,congdongtin.com, muazui.com