Thứ 2 | 16/05/2016

Ngày 6 tháng 12 năm 2012, tại thủ đô Pari- Cộng hòa Pháp tổ chức UNESCO của Liên hiệp quốc đã chính thức công nhận " Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Vương ở Thọ" là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đó vừa là niềm vinh dự, tự hào và cũng là trách nhiệm lớn lao của tỉnh Phú Thọ nói riêng và của cả nước nói chung trước một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Để bảo tồn và phát huy tốt giá trị của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ trong đời sống tinh thần của cộng đồng, chúng ta cần kiểm kê đánh giá thực trạng các di tích gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp khoa học, phù hợp để bảo tồn, khôi phục, phục dựng các di tích và lễ hội thờ cúng Hùng Vương đã bị mai một nhằm phát huy hơn nữa giá trị của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc và đáp ứng với những yêu cầu của công ước quốc tế năm 2003 của UNESCO về bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể đã được thế giới ghi danh.

Nghi thức tế tại Đình Hạ Bì Hạ - xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Quách Thị Sinh

 
I- Tiêu chí để xác định di tích LSVH có tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương:
Cần phải có căn cứ khoa học để xác định tiêu chí thế nào là một di tích có gắn tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương? Trong " Báo cáo tổng quan về kiểm kê khoa học Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” để làm căn cứ lập hồ sơ "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" của Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã trình UNESCO công nhận " Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã đưa ra ba tiêu chí để xác định di tích thờ cúng Hùng Vương phải đảm bảo ba tiêu chí cụ thể như sau:
- Một là, những di tích thờ phụng đích danh Hùng Vương hoặc các đời Hùng Vương có ghi tên Hùng Vương trên mục dục của long ngai bài vị.
- Hai là, những di tích thờ phụng Hùng Vương theo các mỹ tự, hiệu danh như Ất Sơn Thánh Vương, Viễn Sơn Thánh Vương, Đột Ngột Cao Sơn và Cao Sơn Thánh Vương ( Như các long ngai, bài vị tại Đền Hạ, Đền Trung, Đền Thượng trong Khu DTLSQG Đền Hùng ).
- Ba là, những nơi thờ phụng, đảm bảo một trong hai tiêu chí trên nhưng chỉ tồn tại trong quá khứ từ năm 1945 trở về trước, hiện còn di tích hoặc đã, đang là phế tích vẫn được thống kê đưa vào danh sách khảo sát điều tra liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
II- Thực trạng di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ:
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã thống kê ( qua các năm 1964- 1997) được 1342 di tích và địa điểm có phế tích liên quan đến các công trình kiến trúc tín ngưỡng truyền thống và tôn giáo. Trong đó có 261 di tích và địa điểm liên quan đến tín ngưỡng thờ tự các Vua Hùng và vợ, con, các tướng lĩnh của các Vua Hùng. Qua thực tế khảo sát, điền dã thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh " Nghiên cứu, sưu tầm hệ thống tín ngưỡng, tục thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" đã thống kê trên thực tế có 205 di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh được đánh giá thực trạng cụ thể như sau:
- Di tích gắn với nghi lễ Thờ cúng Hùng Vương: 205.
- Số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn: 98.
- Số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền: 107.
Được phân bố cụ thể như sau:
4.1- Huyện Lâm Thao:
- Tổng số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương: 11.
Trong đó:
- Di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn: 09.
- Số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền: 02.
4.2- Huyện Phù Ninh:
 - Tổng số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương: 35.
Trong đó:
- Di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn: 08.
- Số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền: 27.
4.3- Thành phố Việt Trì:
 - Tổng số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương: 39.
Trong đó:
- Di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn: 29.
- Số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền: 10.
4.4- Thị xã Phú Thọ:
- Tổng số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương: 11.
Trong đó:
- Di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn: 05.
- Số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền: 06.
4.5- Huyện Đoan Hùng:
- Tổng số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương: 26.
Trong đó:
- Di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn: 08.
- Số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền: 18.
4.6- Huyện Hạ Hoà:
 - Tổng số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương: 09.
Trong đó:
- Di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn: 01.
- Số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền: 08.
4.7- Huyện Cẩm Khê:
 - Tổng số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương: 26.
Trong đó:
- Di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn: 12.
- Số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền: 14.
4.8- Huyện Thanh Thuỷ:
 - Tổng số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương: 11.
Trong đó:
- Di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn: 06.
- Số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền: 05.
4.9- Huyện Tam Nông:
- Tổng số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương: 10.
Trong đó:
- Di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn: 07.
- Số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền: 03.
4.10- Huyện Thanh Ba:
 - Tổng số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương: 20.
Trong đó:
- Di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn: 12.
- Số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền: 08.
4.11- Huyện Thanh Sơn:
 - Tổng số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương: 04.
Trong đó:
- Di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn: 01.
- Số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền: 03.
4.12- Huyện Yên Lập:
 - Tổng số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương: 03.
Trong đó:
- Di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn: 0.
- Số di tích gắn với nghi lễ thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền: 03.
4.13- Huyện Tân Sơn: Không có di tích và lễ hội tự nào liên quan đến tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương.
Căn cứ 3 tiêu chí của Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam. Sau 6 tháng điền dã, điều tra khảo sát thực trạng trên địa bàn tỉnh một cách khoa học và tổng thể tình hình thờ cúng Hùng Vương tại các di tích thờ cúng Hùng Vương. Kết quả được thống kê cho ta thấy tỷ lệ số di tích hiện còn được bảo tồn và thực hành nghi lễ thờ cúng Hùng Vương so với số di tích gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là 98/205 = 47,8 %; Số di tích thờ cúng Hùng Vương bị mai một là 107/205 = 52,2 %. Nguyên nhân có thể đánh giá cụ thể như sau:
+ Khách quan:
- Không gian kiến trúc của di tích và nội thất đồ thờ tự cùng với nghi thức sinh hoạt thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương bị mai một, thất truyền do tác động mạnh mẽ của thiên nhiên và qua 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ đã tác động và phá hủy các điều kiện để duy trì thực hành nghi lễ thờ cúng Hùng Vương; cơ sở hạ tầng bị mưa nắng, bom đạn chiến tranh phá hoại, không được tu bổ, tôn tạo thường xuyên. Mặt khác, do xây dựng bằng vật liệu truyền thống ( cát, vôi, mật... ) độ bền vững kém đã ảnh hưởng đến chất lượng của các di tích. Kiến trúc thờ tự là các đền, miếu, đình của di tích thờ cúng Hùng Vương bị thiên nhiên và chiến tranh phá hủy, nhiều nơi không còn cơ sở vật chất và địa điểm để thực hành nghi thức tín ngưỡng và tổ chức lễ hội.
+ Chủ quan:
- Do ý thức, kiến thức và trách nhiệm về bảo tồn di sản văn hóa nói chung của chính quyền và quần chúng nhân dân ở địa phương có di tích thờ cúng Hùng Vương còn nhiều hạn chế. Mặt khác, do nguồn kinh phí tu bổ, tôn tạo còn hạn hẹp, chủ yếu là do vận động nhân dân đóng góp mà có, do đó không đáp ứng với nhu cầu kinh phí tu bổ kiến trúc di tích tín ngưỡng truyền thống đòi hỏi phải có nguồn kinh phí lớn. Một nguyên nhân khác cũng làm ảnh hưởng đến không gian thờ tự của di tích đó là nhận thức của chính quyền và nhân dân ở một số địa phương về phương pháp bảo tồn và tu bổ, tôn tạo di tích tín ngưỡng truyền thống còn nhiều hạn chế, cho nên hầu hết di tích sau khi được tu bổ, tôn tạo đã bị làm thay đổi yếu tố gốc và kiểu dáng kiến trúc truyền thống của di tích thờ cúng Hùng Vương, đã tác động không nhỏ đến cảnh quan môi trường và không gian kiến trúc của di tích thờ cúng Hùng Vương.
+ Từ năm 1996 trở lại đây, ở hầu hết các địa bàn dân cư nguyên là làng, thôn, xóm, trại được đặt tên từ rất lâu trong lịch sử thì được chuyển đổi phân chia thành các khu dân cư mang thứ tự bằng con số toán học. Do vậy, thực tế đó đã vô hình chung làm thay đổi tên địa danh nơi có di tích thờ cúng Hùng Vương, xóa dần một cách tự nhiên tên gọi truyền thống, tiềm thức văn hóa cũng như lề tục thực hành nghi thức tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã có từ lâu đời.
+ Một số xã phường mới, có nhiều di tích thờ phụng cũ đã gộp chung lại thành một, hai cơ sở để phối thờ cho giản tiện và đỡ tốn kém.
2- Thống kê loại hình di tích thờ cúng Hùng Vương:
Qua điều tra, khảo sát tại các di tích thờ cúng Hùng Vương, chúng tôi đã phân loại và thống kê loại hình di tích kiến trúc thuật theo truyền thống có tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Cụ thể như sau:
Di tích thờ cúng Hùng Vương
Đình Đền Miếu Nghè Chùa Tổng số
89 19 03 02 03 116
 
Qua bảng thống kê trên đây, có thể rút ra nhận xét: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chủ yếu được nhân dân thờ cúng ở các ngôi đình làng ( mặc dù đình có niên đại muộn hơn Đền, Miếu, Nghè, Chùa ). Điều này đã chứng minh sự dịch chuyển của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ tín ngưỡng truyền thống là thờ Thành hoàng làng đến Tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng và coi Các Vua Hùng vừa là Vua Tổ, vừa là Thành Hoàng làng là nét đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong quá trình tiếp biến từ tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên đến tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng và tín ngưỡng thờ cúng Các Vua Hùng trên vùng quê Đất Tổ- Phú Thọ.
III- Thực trạng công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của di tích thờ cúng Hùng Vương:
1- Đánh giá, phân loại chất lượng quản lý di tích:
Qua khảo sát thực tế các di tích thờ cúng Hùng Vương tại các địa phương trên địa bàn tỉnh có thể khái quát về chất lượng của công tác quản lý di tích nói chung theo các quy định của Luật di sản văn hóa và tiêu chí nghị định số 98/ NĐ- CP về hướng dẫn chi tiết thực hiện Luật DSVH hiện nay được đánh giá thống kê như sau:
Phân loại, đánh giá
Loại Tốt Loại Khá Loại Trung bình Tổng số
54 38 14 106
 
Thông qua phân loại, thống kê, có thể đánh giá được thực trạng của công tác quản lý, bảo vệ và tổ chức hoạt động tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương số di tích quản lý tốt còn ở mức độ trung bình ( 54/106 = 50,9 %). Điều đó đặt ra cho ngành VH,TT & DL và chính quyền địa phương các cấp cần quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và hướng dẫn chuyên môn cho các Ban quản lý di tích và cán bộ quản lý văn hóa ở cơ sở, đẩy mạnh công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích tốt hơn nữa thông qua các hoạt động tổ chức thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương phục vụ nhu cầu tâm linh của nhân dân địa phương và du khách thập phương. Trên cơ sở đó tăng cường công tác xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực kinh phí và vật chất đóng góp cho việc tu bổ, tôn tạo và tô chức lễ hội truyền thống nhằm bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ trong đời sống văn hóa ở từng địa phương có di tích và lễ hội liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
IV- Một số tồn tại, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong việc bảo tồn và phát huy di tích gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ:
1- Một số tồn tại, hạn chế:
Trong quá trình điền dã, khảo sát, điều tra, thống kê các nghi thức thờ cúng hùng Vương tại các lễ hội có tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Chúng tôi thấy cần đánh giá một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong việc tổ chức thực hành nghi thức thờ cúng Hùng Vương:
1.1- Hiểu biết về cách thức thực hành tín ngưỡng dân gian nói chung và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương nói riêng của những người trực tiếp thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương còn nhiều hạn chế, bất cập và không đầy đủ, thiếu bài bản. Chủ yếu là bắt trước, sao chép lẫn nhau giữa lễ hội này với lễ hội khác để áp dụng một cách vô thức, thiếu căn cứ và không chọn lọc các nghi thức phù hợp với lễ hội tại địa phương.
1.2- Cơ sở vật chất nơi thờ tự ở một số di tích còn thiếu và chưa bố trí, sắp xếp đồ thờ tự đúng với nghi thức truyền thống. Thường là có gì dùng nấy, xuất hiện tư tưởng bỏ đồ thờ cũ, cổ dùng đồ thờ mới sơn thếp bóng bẩy, lòe loẹt... do các cá nhân cung tiến. Các bài văn tế, chúc văn dùng trong lễ tế chưa đúng với thể loại và nội dung truyền thống, tùy tiện sao chép của các di tích thờ cúng Hùng Vương ở địa phương khác rồi thêm, bớt cho phù hợp với địa phương mình. Trang phục dùng trong lễ tế còn cẩu thả ( nhăn, nhàu, bẩn), chưa thống nhất theo mẫu trang phục truyền thống.
1.3- Hoạt động tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có xu hướng biến tướng bị ảnh hưởng của yếu tố "mua Thần, bán Thánh", hoặc một số nghi thức bị biến tướng, thương mại hóa, mê tín dị đoan như bói quẻ, xóc thẻ... Sắm đồ vàng mã và hóa vàng mã quá nhiều và không đúng nơi quy định trong các lễ hội đang có xu hướng phát triển, làm giảm giá trị nhân văn của di sản VHPVT tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
1.4- Xuất hiện xu hướng nhà nước hóa, hiện đại hóa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở một số lễ hội cần phải được chấn chính và tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành. Cần để nhân dân chủ động tổ chức các nghi thức theo truyền thống đã có ở địa phương. Tránh việc tham gia chỉ đạo của chính quyền địa phương làm cho nghi thức bị sai lệch, sao chép mất đi bản sắc riêng của từng địa phương.
2- Một số bài học kinh nghiệm:
Dự vào kết quả điền dã, khảo sát điều tra thực tế tại từng di tích và từng lễ hội, trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa phi vật thể vô cùng quý giá đó là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương gắn với các lễ hội dân gian tạo nên nét đặc trưng của văn hóa tâm linh vùng Đất Tổ.
Những số liệu thống kê kết quả điền dã, khảo sát điều tra đã phần nào khẳng định sức sống trường tồn của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trong đời sống tâm linh của cộng đồng cư dân Đất Tổ. Mặc cho thời gian cùng với sự hủy hoại của thiên nhiên và chiến tranh, các di tích và lễ hội thờ cúng Hùng Vương vẫn được nhân dân duy trì và truyền nhau hương khói thờ tự với lòng biết ơn và tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng và cao hơn cả là ý thức trách nhiệm của con cháu đối với Tổ Tiên dân tộc.
Để tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị của nghi thức thờ cúng Hùng Vương trên quê hương Đất Tổ. Chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm và bài học có tính khoa học và thực tiễn sau đây:
3.1- Lễ hội dân gian nói chung và nghi lễ thờ cúng Hùng Vương nói riêng do quần chúng nhân dân sáng tạo ra xuất phát từ nhu cầu tinh thần khách quan của cuộc sống lao động sản xuất chống chọi với thiên nhiên và giặc dã đã hình thành nhu cầu tâm linh không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của cộng đồng được lưu truyền qua các thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước cho đến ngày nay, vì vậy phải để cho lễ hội dân gian và nghi lễ thờ cúng Hùng Vương sống trong quần chúng nhân dân và chính họ là người tự chủ động bảo tồn và duy trì các hoạt động của lễ hội và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương theo các giá trị truyền thống vốn có của nó dưới sự hướng dẫn, quản lý của các cơ quan chuyên môn và cơ quan quản lý nhà nước. Trên cơ sở đó để bảo tồn và phát huy các yếu tố tích cực của lễ hội thờ cúng Hùng Vương; loại bỏ những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của cộng đồng.
3.2- Trong quá trình chỉ đạo tổ chức và hướng dẫn công tác bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội nói chung và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương nói riêng, cần tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học để nghiên cứu một cách khoa học và cẩn trọng đối với những giá trị của từng di sản một cách nghiêm túc. Để giữ gìn những yếu tố bản địa, cổ xưa, tích cực của di sản, loại bỏ những yếu tố sao chép ngoại lai, mê tín, dị đoan, ảnh hưởng đến "thuần phong, mỹ tục" của truyền thống văn hóa dân tộc.
3.3- Không ỷ nại, trông chờ vào nguồn kinh phí của nhà nước mà cần chủ động, quan tâm đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa với các hình thức phù hợp với từng địa phương trong khuôn khổ pháp luật quy định nhằm tăng cường nguồn lực trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa nói chung và tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương nói riêng. Tuyên truyền, quảng bá di sản để vận động các tập thể, cá nhân trong xã hội phát tâm công đức, đóng góp huy động công sức và trí tuệ, kinh phí, hiện vật, vật chất, góp phần thiết thựcđộng viên toàn xã hội vào công tác tu bổ, tôn tạo các di tích và các lễ hội có Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương./.
                                                       
Việt Trì, tháng 4 năm 2016
                                                                                   Đặng Đình Thuận
PCT Hội VNDG- TP Nghiệp vụ Văn hóa- Sở VH,TT & DL
 
 
 
Các tin khác
 
Thời tiết

thietkewebchuyen.com,congdongtin.com, muazui.com