Thứ 4 | 28/08/2019
1. Sự ra đời chiến khu cách mạng Hiền Lương:
Tháng 8/1940, hai cán bộ của Đảng là Trần Thị Minh Châu (Tức Thục Chinh) và đồng chí Nguyễn Văn Trạch từ cơ sở Đảng ở làng Thạch Đê, xã Cát Trù lên xã Hiền Lương hoạt động tuyên truyền vận động, giác ngộ thanh niên và thành lập tổ chức Thanh niên phản đế có 13 đồng chí. Tháng 12/1941, địch đàn áp khủng bố nhiều cơ sở cách mạng bị vỡ, nhiều quần chúng cách mạng bị địch bắt, tổ chức Thanh niên phản đế tạm thời ngừng hoạt động. Phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống. Tháng 2/1943, Ban Thường vụ Trung ương họp quyết định chủ trương mới: Đẩy mạnh xây dựng căn cứ địa ở nông thôn và miền núi. Đến tháng 10/1043, các đồng chí Bình Phương (tức Nguyễn Đức Vũ) và đồng chí Hà (tức Nguyễn Văn Tạo) được phái về bắt liên lạc với đồng chí Dĩ (tức Trần Quang Bình) người quê Thái Bình lên lập nghiệp ở Hiền Lương mới mãn hạn tù ở Hòa Bình về xây dựng một số cơ sở để đón tù chính trị vượt ngục từ nhà tù Sơn La trở về. Tháng 11/1943, đồng chí Hoàng Quốc Việt (bí danh là Tư) được Thường vụ Trung ương Đảng cử lên kiểm tra và tổ chức thành lập cơ sở để đón các đồng chí vượt ngục từ Sơn La về tập trung tại đây. Từ tháng 11/1944 đến tháng 2/1945 đã có 2 đợt với tổng số 65 đồng chí đã vượt ngục từ Sơn La trở về và thành lập do các đồng chí Lê Thanh Nghị, Trần Quốc Hoàn phụ trách.
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp ( 9/3/1945), Trung ương Đảng ra chỉ thị "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" và đề ra chủ trương xây dựng các chiến khu cách mạng để chuẩn bị lực lượng tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến. Tháng 4/1945, đồng chi Ngô Minh Loan, Ủy viên Xứ ủy được cử về Hiền Lương để xây dựng cơ sở chuẩn bị thành lập chiến khu. Sau một thời gian hoạt động tích cực xây dựng cơ sở cách mạng, các chi bộ Đảng; các đoàn thể quần chúng cứu quốc; các đội du kích có vũ trang được thành lập tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh niên tham gia các đội du kích, sẵn sàng đấu tranh vũ trang giành chính quyền. Trung tuần tháng 5/1945, tại chùa Hiền Lương đã tiến hành lễ thành lập lực lượng vũ trang của chiến khu cách mạng Hiền Lương là một trong ba lực lượng vũ trang đầu tiên của tỉnh Phú Thọ chuẩn bị tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
 
        
Chùa Hiền Lương (Hạ Hòa, Phú Thọ), địa điểm thành lập Đội du kích Âu Cơ ( Ảnh: Thế Lượng).
 
2. Chiến khu Hiền Lương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945:
Địa bàn đầu tiên khởi nghĩa là ở chiến khu Hiền Lương, sau phát triển ra 12 làng ở Phú Thọ, 7 làng ở Yên Bái, Nghĩa Lộ (gồm Bình Kiện, Quân Khê, Đồng Luận, Tiểu Phạm, Nang Sa, Đan Thượng, Đan Hà, Phượng Trà, Hậu Bổng, Hạ Bằng La, Phú Lộc, Vần, Minh Phú...). Địa bàn cơ bản của chiến khu gồm: Ở phần phía Bắc tỉnh Phú Thọ, nam phần tỉnh Yên Bái, phía Đông Nam tỉnh Nghĩa Lộ và hữu ngạn sông Hồng. Địa hình hiểm trở có 3 dãy núi bao bọc như hàng rào chiến khu. Có một hang đá lớn gọi là “Hang Giơi” có thể chứa hàng trăm người. Vùng giáp Phú Thọ, Yên Bái về phía ngòi Vần còn có khu “Long Ẩn” đường đi lối lại rất khó phân biệt bởi những ngõ nghách rất giống nhau. Trong chiến khu có 7 con đường chính tỏa ra, từ những con đường này có thể thông ra sông Hồng (đường thủy quan trọng của Bắc Bộ) hay nối với đường xe lửa ( Hà Nội - Lào Cai) và đường 13A đường liên tỉnh vào loại lớn. Hai làng Hiền Lương và Nương Sa ở vên sông Hồng trở thành vành đai rộng, bằng phẳng của chiến khu; ngòi Vần là hợp điểm của các điểm giao thông kể trên. Do đó chiến khu đặt ở vị trí giao thông đầu mối do Hiền Lương từ lâu đã là nơi buôn bán giao thương sầm uất của tỉnh.
Chính vì địa bàn của chiến khu rộng lớn nên phạm vi hoạt động đã nhanh chóng ảnh hưởng ra các địa phương lân cận ở xung quanh thuộc địa bàn huyện Cẩm Khê, Hạ Hòa, Thanh Ba, Phú Thọ, Yên Lập ( tỉnh Phú Thọ) và tỉnh Yên Bái, Nghĩa Lộ với loại hình hoạt động là quân sự và chính trị.
Về quân sự: Ngày 10/6/1945, lực lượng vũ trang chiến khu đã tổ chức đánh chiếm kho thóc Vân Hội và một số kho thóc khác ở Yên Bái đem về cho chiến khu và chia cho nhân dân. Sau đó về luyện tập ở căn cứ đồng Yếng lực lượng vũ trang tiến sâu vào đất Nghĩa Lộ, trên đường đi lực lượng đã phá kho thóc ở Mỵ, ở Thiết kịp thời cứu đói cho nhân dân địa phương. Ngày 16/6/1945 địch phát một tốp lính gồm 7 tên mang vũ khí về Hiền Lương (lúc này lực lượng du kích không đóng ở Hiền Lương) địch đã bắt đi một số người, sau đó một đơn vị du kích đã truy nã theo hai ngả đường, nhưng khi đến Hiền Lương thì địch đã về Yên Bái.
Ngày 26/6/1945, một toán lính Nhật có 22 tên súng đạn đầy đủ từ huyện Văn Chấn hùng hổ kéo ra Mỵ, ra Hiền Lương bằng đường bộ và thủy (qua ngòi Vần) do ta phục kích ở Đèo Ngang. Chúng dùng thuyền của dân theo ngòi Vần ra Hiền Lương. Lực lượng du kích chiến khu lập tức thay đổi địa điểm về gò cây Vải đánh địch trên ngòi Vần. Trận đánh gò cây Vải đã tiêu diệt 4 tên địch và làm thất bại hoàn toàn cuộc tiến quân của địch.
Ngày 2/8/1945, du kích chiến khu đánh huyện Hạ Hòa, tước vũ khí, tịch thu tài sản, buộc chi huyện xin hàng, nộp hồ sơ sổ sách. Ngày 17/8/1945, lực lượng chiến khu phối hợp với các lực lượng khác tấn công huyện Thanh Ba, Yên Lập, Cẩm Khê.
Đối với tỉnh Yên Bái : Lực lượng vũ trang chiến khu đã góp sức quan trọng vào việc trực tiếp giành chính quyền các huyện Văn Bàn, Thanh Uyên và chính quyền tỉnh Yên Bái.
Về chính trị : Chiến khu đã ảnh hưởng và cổ vũ tinh thần kháng Nhật của nhân dân trong vùng và phạm vi rộng (ba tỉnh). Ngày 19/6/1945, tên Tri Châu Trấn Yên được lệnh của Nhật dẫn một toán lính 50 tên kéo vào ngòi Vần để uy hiếp tinh thần quần chúng. Ban chỉ huy chiến khu đã bố trí đại diện vào gặp tên Tri Châu để thuyết phục đầu hàng cách mạng. Bọn địch gặp du kích chiến khu phục kích hoảng hốt chạy về nơi trú quân, ta nắm được điểm yếu đó liền đưa ra 3 yêu sách: Trả lại tự do cho những người bị bắt; không cản trở hoạt động của Việt Minh và nộp khí giới cho      Việt Minh.
Tên Tri Châu nhận yêu sách thứ hai, hứa sẽ thực hiện yêu sách thứ nhất, xin khất yêu sách thứ 3.
Chiến khu cách mạng Hiền Lương đã được sự ủng hộ của nhân dân Hiền Lương và các địa phương trong vùng, đã đóng góp sức người sức của cho lực lượng chiến khu hoạt động và giành được thắng lợi về mọi mặt và giành chính quyền ở một số địa phương của 3 tỉnh (Phú Thọ, Nghĩa Lộ, Yên Bái).
 
            
Bia di tích tại Chiến khu Vần - Hiền Lương (Ảnh: Thế Lượng).
 
Sau cách mạng tháng Tám thành công giành chính quyền trong cả nước. Đội du kích Âu Cơ lại tiếp tục cuộc chiến đấu với bọn phản động Việt Nam quốc dân đảng.  Đồng thời thực hiện chủ trương thống nhất với lực lượng vũ trang trong cả đã nước đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ quốc phòng và đội du kích Âu Cơ đã đứng trong hàng ngũ hoàn thành sứ mệnh lịch sử trong giai đoạn cách mạng đầy sôi động và vẻ vang của dân tộc. Nhân dân Hiền Lương phát huy truyền thống của quê hương cách mạng, trong hai cuộc kháng chiến đã dồn sức người sức của cho tiền tuyến và trong sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước hôm nay ngày càng giàu đẹp./.          
Đặng Đình Thuận
PCT Hội Văn nghệ dân gian tỉnh Phú Thọ
Các tin khác
Thông báo mới
 
Thời tiết

thietkewebchuyen.com,congdongtin.com, muazui.com