Thứ 3 | 28/05/2024

baophutho.vnNghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” đã khẳng định : Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệ Đảng, cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng; bảo vệ Nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước ”. Nghị quyết nhấn mạnh: “ Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ”
Hiện nay, các thế lực thù địch đang ra sức lợi dụng triệt để mạng xã hội để truyền bá những luận điệu sai trái, xuyên tạc và tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng, chống phá Đảng và Nhà nước ta với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, nham hiểm khó lường. Chúng coi mạng xã hội là "mảnh đất mầu mỡ” để ra sức chống phá. Có thể khẳng định, cùng với những giá trị tích cực, mạng xã hội đang bộc lộ những mặt trái và hệ lụy. Mạng xã hội được ví như “con dao hai lưỡi" khi đang ẩn chứa nhiều hiểm họa khó lường đối với người sử dụng không đúng mục đích.

Bên cạnh các thông tin bổ ích, có giá trị đối với xã hội như chúng ta đã thấy và đang sử dụng, còn quá nhiều thông tin, hình ảnh mang nội dung xấu, độc , sai trái như: Xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng, chống phá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, phủ nhận thành tựu của công cuộc đổi mới, bịa đặt, vu cáo, nói xấu các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, gây chia rẽ đoàn kết nội bộ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ chúng ta trên các lĩnh vực... Những thông tin này đang có tác động tiêu cực đến tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, gây nghi ngờ, gieo rắc sự hoang mang, dao động và có thể tác động đến lòng tin của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Để tạo ra sự đồng thuận trên mạng xã hội, bên cạnh các quy định của pháp luật đã được ban hành, các cấp uỷ đảng, chính quyền và cán bộ, đảng viên, người sử dụng mạng xã hội cần thường xuyên bám sát định hướng lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đối với công tác đấu tranh phòng, chống các âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Cần chủ động nắm tình hình, phát hiện sớm để đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị. Chú trọng phát huy cao độ vai trò của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu, cơ quan chức năng các cấp, nhất là vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên khi sử dụng mạng xã hội; quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ, nắm, dự báo, có phương án xử lý kịp thời những vấn đề tư tưởng nảy sinh trong mỗi cán bộ, đảng viên.

Đặc biệt, cần duy trì tốt các chuyên trang, chuyên mục chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trên các trang Web của các cơ quan, đơn vị, nhất là các cơ quan báo chí, tuyên truyền. Mỗi cấp uỷ, chính quyền cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ trong việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm, khả năng chủ động đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên Internet, mạng xã hội.

 

Xem internet, mạng xã hội vừa là công cụ, phương tiện quan trọng để đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch vừa là kênh thông tin nhằm nắm bắt kịp thời tư tưởng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Bên cạnh đó, cần chủ động phê phán, bác bỏ và kịp thời xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật phát ngôn và bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật nội bộ và đưa thông tin sai sự thật, xấu, độc trên internet, mạng xã hội.

Cảnh giác trước những thông tin “ném đá giấu tay”; những thông tin, phát ngôn gây hoang mang dư luận, kích động tư tưởng hoài nghi, chống đối chính quyền và đi ngược lại lợi ích chung của cộng đồng. Mỗi người dùng mạng xã hội, mỗi tài khoản mạng xã hội cần nêu cao phương châm “lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”... từ đó nhằm định hướng dư luận và cổ vũ, động viên mọi người tham gia, tạo hiệu ứng lan tỏa và đồng thuận cả trên mạng xã hội và trong đời sống xã hội.

Từng cán bộ, đảng viên khi tham gia mạng xã hội phải đề cao ý thức, trách nhiệm, bình tĩnh chọn lọc và kiểm chứng thông tin trước khi bình luận, tán đồng, chia sẻ trên không gian mạng. Đặc biệt, chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn, bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước và của cơ quan, đơn vị mình công tác; ra sức tuyên truyền, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng, những biểu hiện nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương; lợi dụng những vấn đề, vụ việc liên quan công tác phòng, chống tiêu cực, tham ô, tham nhũng... để kích động, tuyên truyền, chống phá.

Tạo đồng thuận trên mạng xã hội với phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, “lấy tích cực bảo vệ tiêu cực” không chỉ góp phần đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phòng chống các thế lực thù địch trên không gian mạng mà còn góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các cấp uỷ đảng, chính quyền, tạo ra đồng thuận trong xã hội, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước trong quá trình xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh, phồn vinh, thực hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng đất nước đã đề ra.
Minh Tự
Dẫn nguồn: 
Tạo đồng thuận trên mạng xã hội (baophutho.vn)

Các tin khác
 
Thời tiết

thietkewebchuyen.com,congdongtin.com, muazui.com