Thứ 2 | 25/06/2018
Theo Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ chọn ngày 28 tháng 6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam. Đây là một sự kiện văn hóa lớn của đất nước, nhằm tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, là dịp để các gia đình có dịp được giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm  xây dựng gia đình, hướng tới sự phát triển bền vững trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp. Những giá trị truyền thống cực kỳ quý báu, như lòng yêu quê hương đất nước, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, kiên cường vượt qua mọi thử thách. Gia đình Việt Nam qua từng giai đoạn phát triển đã có những thay đổi về cấu trúc, song gia đình vẫn là hạt nhân quan trọng, “Gia đình là hạt nhân của xã hội”. Ngay từ thời nguyên thủy cho tới nay, không phụ thuộc vào cách sống, gia đình luôn luôn tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho các thành viên trong gia đình. Theo phong tục, tập quán của người Việt, các thành viên trong gia đình thường về tụ hội đông đủ vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm. Ngoài ra các dịp đám cưới, đám tang, đám giỗ cũng là dịp để các thành viên trong gia đình tập hợp lại với nhau. Gia đình Việt Nam có đặc điểm là nhiều thế hệ sống chung cùng một mái nhà. Mỗi gia đình thường có ba thế hệ sống chung với nhau: ông bà- cha mẹ- con cái.
Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực và kết quả đạt được công tác xây dựng gia đình hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức, nhiều người thường quên đi những điều tưởng như nhỏ bé, ít quan tâm đến các thành viên trong gia đình, làm cho mối quan hệ giữa bố mẹ với con, ông bà với cháu, giữa anh chị em ruột trở nên có khoảng cách. Nhiều gia đình do quá tập trung làm kinh tế đã xem nhẹ việc chăm sóc và giáo dục đạo đức các thành viên trong gia đình dẫn đến không khí, giây phút quây quần bên nhau cùng ăn cơm ngày càng ít hơn. Bữa cơm nhà không chỉ đơn giản chỉ là bữa ăn, mà còn là sợi dây kết nối mọi thành viên và là khoảng thời gian làm hâm nóng không khí ấm cúng của gia đình. Vì vậy trân trọng những giá trị truyền thống, giây phút được sum họp bên bữa cơm đầm ấm chính là một cách để giữ gìn hạnh phúc và giữ gìn nề nếp, gia phong của mỗi gia đình, bảo tồn giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam. Bữa cơm là thành quả lao động của các thành viên trong gia đình, là nơi truyền nhận những kinh nghiệm giáo dục, đạo đức lối sống trong gia đình; thể hiện sự quan tâm, chia sẻ và gắn kết tình cảm giữa các thành viên để cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc. Nêu cao những giá trị vô giá của gia đình, đó là tình cảm của ông bà, cha mẹ, con cháu, vợ chồng, anh em, tôn kính bậc sinh thành, yêu thương chăm sóc con trẻ. "Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương" gắn với chủ đề truyền thông về công tác gia đình hàng năm là chủ đề xuyên suốt, cũng là thông điệp cần hướng tới của các cấp từ trung ương đến địa phương nhằm"Xây dựng nhân cách người Việt Nam từ giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình". Vì thế, tất cả mọi người đều phải có trách nhiệm xây dựng, duy trì và củng cố để gia đình thực sự là một hạt nhân cơ bản của xã hội.
                                                                                   
                                                                                                                                                                                           (Ảnh ST)

Hướng tới kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2018, mọi người hãy chia sẻ với nhau về các thông điệp truyền thông:
“ Hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam”.
“ Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”.
“Gia đình là nơi bảo tồn, lưu giữ các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc”.
“ Xây dựng môi trường gia đình- cộng đồng- xã hội an toàn, lành mạnh”
“Hạnh phúc gia đình là Yêu thương và Chia sẻ”.
 
                                                                               Dương Tiến Khoa
Các tin khác
Thông báo mới
 
Thời tiết

thietkewebchuyen.com,congdongtin.com, muazui.com