Thứ 6 | 15/04/2016

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã thống kê (qua các năm 1964- 1997) được 1.342 di tích, địa điểm có phế tích liên quan đến các công trình kiến trúc tín ngưỡng truyền thống, tôn giáo, trong đó có 261 di tích và địa điểm liên quan đến tín ngưỡng thờ tự các Vua Hùng cùng vợ, con, các tướng lĩnh của các Vua Hùng. Qua thực tế điền dã, khảo sát thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh (2013-2015) về " Nghiên cứu, sưu tầm nghi lễ, tục thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" đã thống kê có 205 di tích gắn với lễ hội thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh, trong số đó có 98 di tích gắn với lễ hội thờ cúng Hùng Vương hiện còn được bảo tồn, 107 di tích gắn với lễ hội thờ cúng Hùng Vương đã bị thất truyền.
 

Ảnh Phương Thanh
 

Số các di tích gắn với lễ hội thờ cúng Hùng Vương được phân bố cụ thể như sau: Huyện Lâm Thao có 11 di tích, huyện Phù Ninh 35 di tích, thành phố Việt Trì 39 di tích, thị xã Phú Thọ 11 di tích, huyện Đoan Hùng 26 di tích, huyện Hạ Hoà 9 di tích, huyện Cẩm Khê 26 di tích, huyện Thanh Thuỷ 11 di tích, huyện Tam Nông 10 di tích, huyện Thanh Ba 20 di tích, huyện Thanh Sơn 4 di tích, huyện Yên Lập 03 di tích…

Như vậy, có thể khẳng định rằng, các di tích thờ tự các Vua Hùng trên địa bàn những huyện, thành, thị ở tỉnh Phú Thọ là bằng chứng sinh động và đầy sức thuyết phục về tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên quê hương Đất Tổ. Trải qua nhiều biến cố, thăng trầm của lịch sử dựng nước và giữ nước, các di tích, địa điểm thờ tự Vua Hùng vẫn còn tồn tại với thời gian như khẳng định giá trị tâm linh bền vững trong đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân Đất Việt. Đó chính là động lực tinh thần vô giá của cả dân tộc chống lại bất cứ thế lực xâm lăng nào có âm mưu thôn tính đất nước và dân tộc Việt Nam; là những viên ngọc quý được hun đúc hàng mấy ngàn năm lịch sử, ngày càng toả sáng, đã và đang được người dân bảo lưu tại các di tích gắn với các lễ hội dân gian thờ cúng các Vua Hùng, tạo thành một hệ thống di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương mang tính bản địa, bản sắc riêng có của vùng trung du Phú Thọ, góp phần để hôm nay "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tuy nhiên, với những kết quả khảo sát, nghiên cứu, thống kê nêu trên đặt ra cho các địa phương có di tích và lễ hội thờ cúng Hùng Vương bị mai một hoặc đang bị xuống cấp cần phải có biện pháp cấp bách đề nghị các cấp, các ngành liên quan đầu tư kinh phí khôi phục di tích và phục dựng lễ hội để kịp thời bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ.

 

Nguồn: baophutho.vn

Các tin khác
Thông báo mới
 
Thời tiết

thietkewebchuyen.com,congdongtin.com, muazui.com