Thứ 6 | 28/11/2014
Vào lúc 12 giờ 9 phút (giờ Paris) ngày 06 tháng 12 năm 2012 tại thủ đô của nước Cộng hoà Pháp, trong phiên họp lần thứ 7 Uỷ ban liên chính phủ của tổ chức UNESCO Liên hiệp quốc đã chính thức công nhận " Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại với sự đánh giá rất cao của Hội đồng chuyên gia. Đây là niềm vui mừng, phấn khởi không chỉ của mỗi người dân trên quê hương Đất Tổ Hùng Vương mà còn là niềm vui mừng, phấn khởi chung của đồng bào cả nước trước một sự kiện văn hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng như một mốc son ghi dấu thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Từ đây trở về sau: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
 

Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền Hùng
 
Sau hai năm ( 2012-2014), nhìn lại những công việc đã làm được để thực hiện những điều đã cam kết với tổ chức UNESCO về bảo vệ và phát huy giá trị của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại các di tích thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và ở một số tỉnh, thành trên phạm vi cả nước có di tích liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương để thấy được vị thế quan trọng và sức lan tỏa của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú thọ nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung, thể hiện sức sống trường tồn của một di sản tín ngưỡng thiêng liêng trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đã từ lâu ăn sâu vào trong máu thịt của từng người con mang trong mình dòng máu Lạc- Hồng với truyền thuyết cùng sinh ra từ một bọc trăm trứng nặng sâu tình nghĩa "đồng bào".
 Với ý thức và trách nhiệm là " Dân trưởng tạo lệ"- Nơi phát tích của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức trang nghiêm, trọng thể và hoành tráng lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại gắn với khai mạc Lễ hội Đền Hùng năm Quý Tỵ- 2013 ngay dưới chân núi thiêng Nghĩa Lĩnh tại sân Trung tâm lễ hội Khu di tích lịch sử đặc biệt quốc gia Đền Hùng với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân ở trong và ngoài tỉnh, thể hiện sự vui mừng, phần khởi và tấm lòng thành kính tri ân công đức của các Vua Hùng. Trong buổi lễ trang nghiêm trọng thể, UBND tỉnh Phú Thọ đã công bố chương trình hành động quốc gia về " Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" gồm 9 nhiệm vụ quan trọng phải triển khai trong thời gian sau vinh danh để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản trong đời sống văn hóa của cộng đồng từ nay về sau. Sau một năm nhìn lại việc thực hiện chương trình hành động đã đạt được một số kết quả cụ thể sau đây:
1- Ngay sau khi được UNESCO vinh danh, Sở VH, TT & DL đã hướng dẫn các địa phương có di tích thờ cúng Hùng Vương và lễ hội dân gian liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tổ chức lễ dâng hương cùng thời điểm với lễ dâng hương tại Đền Thượng trên núi Hùng trong khu di tích lịch sử Đền Hùng vào sáng ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là tiền đề để thực hiện thống nhất nghi lễ dâng hương tưởng nhớ công lao dựng nước của các Vua Hùng tại các di tích thờ cúng Hùng Vương trên phạm vi cả nước trong những ngày tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng vào dịp mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.
2- Công tác tuyên truyền, quảng bá hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng và tại các di tích thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và trên phạm vi cả nước trên các phương tiện thông tin đại chúng quan tâm, tạo thành điểm nhấn văn hóa tâm linh, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức tuyên truyền và dành nhiều thời gian phát sóng nhằm giúp cho quần chúng nhân dân nhận diện sâu sắc hơn giá trị của di sản văn hóa " Độc nhất vô nhị" của dân tộc Việt Nam, từ đó nâng cao nhận thức và năng lực thực hành tín ngưỡng của cộng đồng và đề cao trách nhiệm cùng nhau bảo tồn và phát huy giá trị linh thiêng và độc đáo của chủ thể sáng tạo ra tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ gắn với di sản văn hóa phi vật thể Hát Xoan Phú Thọ- Một lối hát nghi lễ được ra đời từ nguồn gốc tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên vùng quê Đất Tổ. Đặc biệt, bước đầu đã đưa nội dung Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vào chương trình giáo dục và đào tạo trong các trường học phổ thông gắn với phong trào " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" tổ chức cho các em học sinh chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa nói chung và di tích thờ cúng Hùng Vương nói riêng ở các huyện, thành, thị trong tỉnh.
3- Khu di tích lịch sử đặc biệt quốc gia Đền Hùng được quan tâm đầu tư kinh phí để hoàn thành các công trình phục vụ các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương và tổ chức các hoạt động Lễ hội Đền Hùng. Các di tích thờ cúng Hùng Vương và liên quan đến thờ cúng vợ, con, các tướng lĩnh thời Hùng Vương trên địa bàn tỉnh đã được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư các nguồn lực tu bổ, tôn tạo đảm bảo không gian thiêng cho quần chúng nhân dân thực hành các tập quán xã hội và tổ chức các nghi lễ tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đảm bảo trang nghiêm, trọng thể đúng với nghi thức truyền thống của địa phương.
4- Để tạo điều kiện và hỗ trợ cho công tác nghiên cứu, sưu tầm nhằm phục dựng các nghi lễ thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ nhằm truyền dạy cho những người thực hành di sản ở lứa tuổi trẻ để sáng tạo, tiếp nối và duy trì nghi lễ thờ cúng Hùng Vương trong cuộc sống đương đại. UBND tỉnh đã phê duyệt đề tài khoa học " Nghiên cứu, sưu tầm, hệ thống nghi lễ, tục thờ cúng Hùng Vương ở Thọ" để các nhà khoa học có điều kiện nghiên cứu, sưu tầm các nghi thức, diễn xướng dân gian liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại các di tích trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và ở một số tỉnh, thành có di tích thờ cúng Hùng Vương. Từ đó làm căn cứ để chuẩn hóa nghi lễ thờ cúng Hùng Vương tại các di tích thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ và các di tích thờ cúng Hùng Vương trên phạm vi cả nước.
Trong 2 năm qua, tỉnh Phú Thọ đã đẩy mạnh việc thực hiện chương trình hành động quốc gia về " Bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" với ý thức trách nhiệm và quyết tâm cao đối với nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sở VH,TT & DL và các cấp các ngành liên quan tiến hành kiểm kê, đánh giá hiện trạng các di tích thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và các tỉnh, thành có liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trên phạm vi cả nước để đề xuất các giải pháp khôi phục, tu bổ, tôn tạo các di tích thờ tự là "không gian thiêng" cho nhân dân thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, đặc biệt là khu di tích lịch sử đặc biệt quốc gia Đền Hùng tổ chức tốt nghi thức tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được nhà nước quy định thống nhất trong những năm qua và đã trở thành bản sắc đặc trưng của Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng hàng năm đảm bảo tính truyền thống và trang nghiêm, trọng thể phù hợp với " Thuần phong, mỹ tục" của dân tộc Việt Nam.
Hơn lúc nào hết, tín ngư­ỡng thờ cỳng Hựng Vư­ơng đó, đang và tiếp tục tạo nên động lực tinh thần và là sức mạnh đoàn kết vô song trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại chính là để xây dựng và phát triển đất n­ước vì mục tiêu: " Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh!" và góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ hòa bình, đoàn kết, hữu nghị với toàn thể nhân loại, thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu:
" Các Vua Hùng đó có công dựng n­ước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"./.
 
Đặng Đình Thuận
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ
Các tin khác
Thông báo mới
 
Thời tiết

thietkewebchuyen.com,congdongtin.com, muazui.com