Thứ 4 | 21/11/2018
Phú Thọ là một tỉnh trung du, miền núi song có hệ thống sông ngòi, ao hồ dày đặc. Đây là những địa điểm tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn dẫn đến đuối nước đặc biệt là trẻ em trong dịp hè. Theo số liệu thông kê từ các đơn vị cơ sở, trên địa bàn toàn tỉnh trong năm vừa qua đã xảy ra rất nhiều vụ tai nạn đuối nước rất thương tâm, đối tượng chủ yếu là các em học sinh. Nguyên nhân chính là do các em không biết bơi, thiếu sự hiểu biết cùng các kỹ năng phòng tránh và phương pháp cứu đuối. Bên cạnh đó nhận thức của một bộ phận không nhỏ người dân, các bậc phụ huynh về vấn đề này còn hạn chế, công tác quản lý các con còn lỏng lẻo đặc biệt là dịp hè hè các em thường rủ nhau ra sông, ao, hồ tắm, chơi đùa mà không có sự kèm cặp của người lớn. Mặt khác, mặc dù ngành giáo dục đã có đề án xây dựng bể bơi cho học sinh tại các trường, nhưng cho tới nay vẫn chưa áp dụng được rộng rãi, rất nhiều trẻ chưa được học cách bơi lội cơ bản và phương pháp phòng tránh tai nạn đuối nước cho học sinh trong nhà trường để giảm thiểu thiệt hại khi có tình huống xảy ra, để có thể tránh tai nạn xảy ra. Điều này cần được các cấp, các ngành cùng nhau nghiên cứu và tìm ra giải pháp nhằm khắc phục các hậu quả đáng tiếc xảy ra trong thời gian tiếp theo.
Thực hiện Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 05/2/2016 của Thủ tưởng chính phủ về việc phê duyệt chương trình phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020, Quyết định số 4288/QĐ-BVHTTDL ngày 08/12/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2016-2020 của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch; sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ đã tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành kế hoạch số 378/KH-UBND ngày 07/02/2017 về việc Thực hiện chương trình bơi an toàn, phòng, chống  đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017-2020. Việc triển khai thực hiện chương trình bơi an toàn, phòng, chống đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017-2020 là một chủ trương, kế hoạch rất thiết thực, bổ ích, nhất là trong giai đoạn hiện nay; góp phần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, sự tham gia của mỗi cá nhân, từng gia đình và cả cộng đồng đối với việc quản lý, tổ chức các hoạt động bơi và phát triển phong trào tập luyện bơi cho trẻ em trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ công chức, viên chức, huấn luyện viên, cộng tác viên, hướng dẫn viên của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các ngành, các tổ chức, đoàn thể liên quan về công tác phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em; từng bước giảm tai nạn đuối nước ở trẻ em, góp phần nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam.
Để triển khai hiệu quả kế hoạch của UBND tỉnh , sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tích cực triển khai, hướng dẫn các huyện, thành, thị xây dựng kế hoạch Thực hiện chương trình bơi an toàn, phòng, chống  đuối nước cho trẻ em trên địa bàn giai đoạn 2017-2020. Đồng thời yêu cầu các đơn vị cụ thể hoá kế hoạch phù hợp với điều kiện của từng địa phương, đơn vị để tuyên truyền, vận động trong cán bộ, công nhân viên chức, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân hiểu về mục đích, yêu cầu và nội dung của kế hoạch để cùng nhau thực hiện.
          Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các đơn vị liên quan phát hành 326 tài liệu tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước cho trẻ em, gia đình, trường học. Tháng 4/2017, Sở VHTTDL đã phối hợp với Tổng cục TDTT quần chúng tổ chức đăng cai lớp tập huấn nghiệp vụ cho hướng dẫn viên cơ sở về chương trình phòng, chống đuối nước khu vực I; tiếp tục tháng 5/2017, phối hợp với sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị triển khai công tác phòng, tránh tai nạn đuối nước cho học sinh phổ thông tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2017 – 2020. Trong hai năm 2017 và năm 2018 đã tổ chức 39 lớp tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức, huấn luyện viên, cộng tác viên, hướng dẫn viên về Chương trình bơi an toàn, phòng, chống đuối nước trẻ em, 251 lớp dạy bơi, kỹ năng phòng, chống đuối nước trẻ em; tổ chức 03 giải thi bơi dành cho trẻ em toàn tỉnh.
 

 Lớp tập huấn nghiệp vụ cho HDV cơ sở
         
Năm 2018 trên toàn tỉnh, đầu tư xây mới 06 bể  bơi, 09 bể bơi thông minh, 42 cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn, 26 địa điểm tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước phục vụ các hoạt động bơi, lặn trong dịp hè; tỷ lệ các cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn trên địa bàn có huấn luyện viên, hướng dẫn viên bơi, nhân viên cứu hộ và đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn theo quy định của pháp luật là 100%.
          Từ những hoạt động tích cực và hiệu quả, chương trình phòng, chống đuối nước tỉnh Phú Thọ đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Tính đến năm 2018, tỷ lệ trẻ em biết bơi chiếm khoảng 21%( tăng 5.8% so với năm 2017); số trẻ em tử vong do tai nạn đuối nước trên địa bàn năm 2017 là 27 em và 10 tháng đầu năm 2018 là 14 em (giảm 48% so với năm 2017).
 

Một buổi tập bơi của các cháu thiếu niên, nhi đồng tại Trung tâm Quản lý, khai thác khu liên hợp TDTT

Bên cạnh những kết quả đạt được còn có một số tồn tại như: Một số đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của Chương trình phổ cập bơi, việc triển khai mở các lớp phổ cập bơi còn chậm, một số gia đình người dân chưa hiểu hết được tầm quan trọng của Chương trình phổ cập bơi phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ, chưa chủ động tập và đưa con em đến các điểm dạy bơi; số lượng bể bơi còn hạn chế, phân bổ không đồng đều tập trung phần lớn tại các trung tâm thị trấn, thành phố, thị xã; công tác tuyên truyền chưa thực sự sậu rộng và đa dạng về hình thức, sự phối kết hợp các ngành ở cơ sở chưa đồng bộ và kinh phí đầu tư, chi cho Chương trình còn hạn hẹp đặc biệt là các thiết chế, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bơi, lặn…
Trong những năm tiếp theo, ngành quyết tâm phấn đấu đạt chỉ tiêu 100% các huyện, thị, thành trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện Chương trình bơi an toàn cho trẻ em; 40% trẻ em trong độ tuổi tiểu học, trung học cơ sở biết các kỹ năng an toàn trong môi trường nước; đảm bảo 100% các cơ sở thể thao tổ chức hoạt động bơi, lặn có huấn luyện viên, hướng dẫn viên, nhân viên cứu hộ và đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, an toàn theo quy định của pháp luật, 100% các địa điểm tổ chức hoạt động vui chơi giải trí dưới nước có nhân viên cứu hộ, được tập huấn cứu đuối do cơ quan có thẩm quyền chứng nhận và có các trang thiết bị cứu hộ theo quy định và giảm 20% số trẻ em tử vong do tai nạn đuối nước so với năm 2018.
          Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, chỉ tiêu nói trên, phát huy các kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tích cực, chủ động phối hợp với các đơn vị thực hiện đồng bộ một số giải pháp như: Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước trẻ em cho trẻ em, gia đình, trường học, cộng đồng và xã hội; nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, huấn luyện viên, cộng tác viên, hướng dẫn viên về phòng, chống đuối nước trẻ em; tổ chức các giải bơi, thi tuyên truyền viên, tìm hiểu về kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho học sinh nhằm khuyến khích, động viên phong trào tập luyện bơi trong nhà trường; kiện toàn và phát triển mạng lưới dịch vụ đảm bảo an toàn cho trẻ em trong môi trường nước; vận động các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng bể bơi, hồ bơi tại các xã, thị trấn, trường học để tạo điều kiện cho trẻ em, học sinh được học bơi và tập luyện bơi; tăng cường kiểm tra công tác tổ chức dịch vụ bơi và việc đảm bảo an toàn cho trẻ em khi tham gia bơi lặn…
                  
                                                                   - Phòng Quản lý TDTT-
Các tin khác
 
Thời tiết

thietkewebchuyen.com,congdongtin.com, muazui.com