Thứ 6 | 03/01/2025

Tác giả, Lương Sỹ Cần.
Nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Chủ tịch Ủy ban
 Mặt Trận Tổ quốc tỉnh Phú Thọ
                                                                           (ĐT 0965550799)

Bà con dân tộc Cao Lan – xã Minh Phú – huyện Đoan Hùng tham gia Lớp tập huấn xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Cao Lan do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ tổ chức

 
Thưa các bạn độc giả, Tôi hoàn toàn không phải là nghệ nhân và cũng chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ là nghệ nhân dân gian trong cộng đồng dân tộc Cao Lan như một số người đã từng nghĩ và đã từng gọi. Song tôi thật may mắn có được hai nguồn trợ lực lớn nên cũng có được một ít vốn kiến thức trong lĩnh vực này.
          Một là mẹ tôi, cụ Lý Thị Sửu, một con người tài sắc vẹn toàn về văn hóa dân gian dân tộc Cao Lan. Riêng về chuyện tình thơ Làu Stham cụ có thể hát liền 4, 5 đêm không cần giở sách. Và, tôi lớn lên trong vòng tay ôm ấp của mẹ hàng ngày trong lời hát, lời ru của mẹ; Trong nhiều đêm nghe lời kể câu chuyện dài “Có Làu Stham” cho các con của mẹ nghe.
          Hai là, khi tôi là Chủ tịch UBND huyên Đoan Hùng, và hơn mười năm về sau tôi gặp được người bạn đồng tuế, cùng dân tộc là nhà báo, nhà thơ Lâm Quý, một người bạn “Tâm đồng ý hợp” trong cùng một sự đam mê chuyện tình của vị Thánh Tổ Lưu Tam của dân tộc mình. Lâm Qúy giúp tôi củng cố, trau dồi kiến thức sình ca. Tôi hỗ trợ anh về nguồn lực, cơ chế chính sách tài chính để cùng cho ra đời “ Có Làu Stham” xuất bản năm 1983, tái bản năm 1993 cùng nhiều kiến thức văn hóa dân gian dân tộc mình cho đến khi Lâm Qúy từ trần (khoảng giữa những năm 90).
Từ hai nguồn trợ lực to lớn này, sau ngày về hưu tôi đã gom nhặt các bản chép tay truyền miệng, chắp nối, biên dịch đêm hát thứ nhất, lại luôn được Thường trực Huyện ủy đương thời khích lệ, tôi đã trình làng trong khuôn khổ hạn hẹp khiêm tốn vào năm 2023. Chính nhờ đó mà tôi đã mạnh dạn viết bài này, nếu có gì sai sót và sơ xuất mong được bạn đọc lượng thứ.         
Lưu Tam, người con gái thứ ba dòng họ Lưu, tên gọi đầy đủ là Lưu Tam Muội. Bố mẹ Lưu Tam nhà khó quá, thấy Lưu Tam đẹp gái, giỏi hát, ép đi ở cho nhà Quan lang là Trần Lộc Sử, để ngày ngày hát hầu cho nhà quan nghe những lúc có bàn hút thuốc phiện, đánh bài, uống rượu, lấy tiền về nuôi cha mẹ và gia đình. Càng cực hơn, quan lang Trần Lộc Sử lại ép gia đình Lưu Tam gả nàng cho con trai của mình là Trần Lộc Nghi làm vợ. Không chịu được nhục vì bị ép lấy người mà mình không yêu, nàng đã thề câm lặng như chiếc kéo không mở cho đến khi nào chiếc kéo thề tự mở. Mặc dù, mọi người của nhà chồng đã tìm mọi cách từ khuyên nhủ, đến dọa nạt, chọc tức, nàng vẫn không hề hé môi nói dù chỉ là nửa lời. Cuối cùng nàng bị nhà chồng trả lại nhà gái. Nhưng trên đường về bị em gái chồng bức hại không thành. Về đến nhà lại bị chị dâu và hai anh trai đánh đuổi ép trở lại nhà chồng, Lưu Tam không chịu, hai anh dù rất thương xót em gái nhưng vẫn buộc phải trói nàng lại, đem vào rừng vứt xuống vực cho chết vì nếu để sống ở nhà thì bị quan lang hành hạ, nên chỉ còn cách giết Lưu Tam mới thoát khỏi sự đày dọa của nhà quan.
Nhưng, hai anh muốn giết trời không giết. ‘’Ngo vênh dịu sát thin mù sát’’. Trời cho muông thú trong rừng đến cứu giúp Lưu Tam bấu vào dây rừng leo lên khỏi vực, thoát nạn. Từ lúc đó Lưu Tam không về nhà nữa, vào miếu cầu xin thần cho gặp người yêu là Chàng Dừn (Nguyên lang) để cùng chàng kết duyên tình và cùng đi thiên hạ đặt thơ, dạy hát. Thần cho biết chỉ đến khi nào gặp được con chim thần có chín cái đầu, chim thần đó hướng dẫn thì nàng mới gặp được chàng. Thế là nàng hi vọng, chờ đợi và tiếp tục đi sáng tác, truyền dạy như đã hẹn ước với Nguyên lang trước đây. Đi mãi, đi mãi qua làng này đến làng khác, Châu này đến Châu khác, lời ca cũng dài mãi, dài mãi. Vừa đi vừa sáng tác, vừa truyền dạy, vừa chắp nối lại thành nội dung từng đêm hát, từng tiểu phẩm sướng ca như hát Đình, hát du Xuân, hát đám cưới, hát mời Trầu, mời Rượu, mời thuốc, mời nước, hát kính Tổ tiên, kính các bậc đại lão, cao niên trong làng vv… Trong đó, đêm hát thứ nhất dành phần lớn dẫn lịch sử chạy loạn giặc khách từ Quảng đông Trung quốc sang An nam để sinh sống (sẽ nói ở cuối bản dịch này).
     Nhưng, như trên đã nói Lưu Tam và Chàng Dừn có duyên không có phận.Vì không gặp được chim thần chín đầu nên hai người không thể gặp nhau để kết duyên tình như đã hẹn ước. Buồn tình, nhìn thấy dòng suối uốn lượn quanh đồi chín khúc, nàng than 4 câu thơ:
             « Làu stham hù lài va lơu líu
             Mấy sếch Dừn làng sởi ná cai
             Lài tạo sêch san dơu cấu khốc
             Lơc súi slại săn mùng sềnh lài».
Dịch là:     
            Về cuối đời hoa, hoa đã héo,
            Không biết Nguyên lang ở nơi nào.
            Kìa dòng nước xanh uốn chín khúc,
            Thả mình suối mát tắm xem sao.
Rồi xuống suối tắm định thả mình mặc cho dòng chín khúc định đoạt số phận. Tình cờ lại gặp 3 chàng trai chở 3 thuyền sách hát đến tìm nàng hát đối. Lưu Tam hát, hai chàng tìm hai thuyền sách của mình không thấy có lời đối. Không đối được cả hai chàng ức chết luôn. Chàng thứ ba lợi dụng nàng tắm sơ ý để lộ thân hình đẹp nên đọc 4 câu thơ phàm tục để đối lại với nội dung ca ngợi nàng có cặp đùi đẹp và thân hình nàng càng đẹp lộ ra khi nàng tắm.
«Làu Stham cáo kích mục tàu tặng,
Lưy pén lưy nhừ tun dắt chăng
Pắt slặn ngo họn Làu Stham Mỏi
Dắt pin hay mép dắt pin hằng
Dịch là:
Lưu Tam ghếch chân lên gốc cây,
           Cuốn cho gọn lại đôi xà cạp.
           Hở ra cặp đùi trắng hây hây,
           Sâu vào đôi Cá đang thở ngớp,
           Nép vào đôi bên một chãng cây.
Lưu Tam xấu hổ tìm lời đối không được, nghĩ chắc là mình chết vì không tìm ra lời đối mấy câu thơ phàm tục này. Cùng lúc đó, lũ trẻ chăn trâu thấy thế hát đôi lời đồng dao đại ý là:
           Một chốc vô tâm làm lộ hết,
           Của báu dành cho mối tình đầu.
Lưu Tam càng bực, càng giận mình, đã thốt ra mấy vần thơ:
          «Cấy to họn nhằn hai nhờn cáng
          Làu Stham pắt tỉnh sthấy ngoày ngoày
          Cấy to co sì cáng cú liu
         Ạy ắc họn nhằn kịch sthấy mài».
 Dịch là:
           Bao nhiêu lời hát bay đi hết,
           Để mắng đàn em trẻ mục đồng.
           Tựa ngồi buốn bã nơi Thông gốc,
           Sống làm chi nữa chết cho xong.
Về cái chết của Lưu Tam, phần cuối đêm hát thứ nhất đã có lời ca nói đến phần mộ Lưu Tam đặt ở dưới gốc một cây Thông cổ thụ:
           « Sồng phéec mooc
           Dơu cọ mò phần mấy chi nhằn
           Dơu cọ mò phằn va sắc háo
           Phông sui sthin dính Làu Stham co».
 Dịch là:
           Dưới gốc Thông già phần mộ ai,
           Có Bướm và Hoa dợp mộ phần,
           Nhân loại đời đời luôn thương nhớ,
           Gió reo Thông vút tiếng ca vui.
Trở lại, nói về chàng Dừn khi nghe tin Lưu Tam bị gia đình ép đi lấy chồng đã buồn mà chết và biến thành con chim lông trắng sống ở đại ngàn. Đúng ngày Lưu Tam mất ở dưới gốc Thông rồi nhập hồn vào cây Thông để hàng ngày cất lên lời hát "Thông reo vi vút tiếng ca vui" để tiếp tục hát cho thiên hạ cùng nghe. Nhận ra lời hát của người tình, con chim lông trắng – tức chàng Dừn đã bay về đậu trên ngọn Thông để giữ trọn lời thề năm xưa, kết duyên tình chồng vợ với nàng và để hàng ngày được nghe tiếng hát của người mình yêu dấu.
Nhà, bản của Lưu Tam ở đâu ? Không có câu hát nào nói nhà Lưu Tam, bản làng của nàng ở đâu. Nhưng có 3 vần thơ nói nhà của Lưu Tam ở Châu Tây, huyện Bình Tây. Ý nói nhà ở Châu Tây, hướng Tây, huyện Bình Tây.
Vườn của bà rộng tới chín, mười phương  «Chếnh lầy vầy cụ cáu tỉu cai». Ta hiểu đây là một quê không có thật, nghĩa là Lưu Tam là người của Phật, ở phương Phật Tây chúc. Người của Tây chúc, hướng Phật Đài.
Bây giờ xin được nói tóm tắt về cốt chuyện Lưu Tam. Lưu Tam lúc còn con gái hy sinh cả thời son trẻ để đi thiên hạ đặt thơ, dạy hát. Vì quá giỏi hát và quá đẹp gái, lại có lời nói rất thiêng, mở miệng thường có người bị chết, nên thiên hạ không dám gọi tên cúng cơm của bà, xem bà như là vị Thần, vị Thánh, nên gọi là Thánh Lưu Tam. Công lao của Lưu Tam rất to lớn. Bà là người cùng với hai nữ sỹ Cửu Ca và Lý Ca đặt lời thơ. Nhưng Cửu Ca Lý ca chỉ biết đặt thơ, không biết hát, không biết chắp thành các đêm hát, các tiểu phẩm chuyên đề. Chỉ có Lưu Tam là người vừa đặt thơ, vừa sắp xếp thành chương, mục, các đêm hát, các tiểu phẩm chuyên đề và là người trực tiếp đi khắp thiên hạ truyền dạy hát xịnh ca. Tiếp ứng cùng Lưu Tam là chàng Dừn. Cho dù mỗi người mỗi phương vẫn đang đồng hành cùng Lưu Tam đặt thơ, truyền dạy sướng ca trong thiên hạ cho tới ngày họ trở về cõi Phật.
    Thiên hạ sủng ái Lưu Tam tôn thờ bà thành Thánh Tổ Lưu Tam hát thánh ca. Thiên hạ thương nhớ Lưu Tam vì nghĩ bà quá giàu thơ và giỏi hát nên phải chết vì giàu thơ, ví như Sạch Sùng chết vì quá nhiều của.
    Thiên hạ tôn thờ bà, so sánh bà với Khổng Tử. Khổng Tử bảy tuổi đã biết viết sách dạy người, dạy thiên hạ. LưuTam tám tuổi đặt ra thơ, lớn lên từ tuổi thanh niên đã viết thành trường ca Lau Stham bất hủ với nhiều đêm hát, hát mãi cho tới đêm thứ ba mươi sáu vẫn chưa hết chuyện tình ;
            «Stam sơp looc dì xinh mù cồng».
Dịch là:
            Ba mươi sáu đêm hát lời vẫn khai ( chưa hết lời ca).
Truyện Lưu Tam là thiên tình sử về văn hóa xã hội, văn nghệ và tâm linh, là cốt lõi nền văn hóa Cao Lan trong nền văn hóa chung của dân tộc Viêt nam. Nàng Lưu Tam và chàng Dừn là đại diện cho nét đep tiêu biểu của người con gái con trai Cao Lan nói riêng và là những bản sắc tốt đẹp nhất của con người Cao Lan, được hình thành trong đấu tranh sinh tồn giữa con người với con người trong xã hội và con người với thiên nhiên từ ngàn đời nay. Chuyện tình thơ Lưu Tam đã dẫn giải lịch sử người Cao Lan chạy loạn bọn giặc Khách từ bên Tàu sang đất Ai nam sinh sống theo đường Biển và đường núi như thế nào.
          Đoàn thứ nhất dong thuyền vượt Biển Quảng Tây ra khơi ngược hướng Bắc không được lại quay về hướng Tây, rồi hướng Nam đều gặp trở ngại. Cuối cùng quay về hướng Đông, vào được vịnh Long mẫu (vịnh Hạ long), gặp cửa sông lớn (là sông sông Bạch đằng Hải phòng bây giờ). Sau khi cúng tạ Long thần rẽ vào cửa sông Bạch Đằng, rồi ngược lên mãi, cứ gặp cửa sông lớn là rẽ. Thế rồi vào sông Hồng đi tiếp. Đến một ngã ba sông lớn nữa, nhìn về phía tay trái thấy có dải núi cao, lên bờ, gặp dân hiền lành dễ mến. Đoàn quyết định làm lễ cúng thả thuyền trả về sông, Biển, mua ngựa thồ hàng đi về dải núi cao nói trên để lập cư.(Cửa sông đó là ngã ba sông Bạch hạc việt trì, còn dãy núi cao bên trái là dãy núi Ba vì ngày nay). Đây là nơi lập cư đầu tiên của đoàn thiên di theo đường Biển.
          Đoàn thứ hai theo đường bộ vượt sang Móng cái, rẽ phải theo hướng các triền núi thuộc đất An nam, vừa đi vừa lập làng, lập bản. Dần dần thành cư dân Việt nam tại các tỉnh Cao bằng, Bắc can, Thái nguyên, Lạng sơn, Hà giang, Lào cai, Yên bái ngày nay.
           Truyện tình thơ nàng Lưu Tam là niềm tự hào của tộc người Cao Lan ở Việt nam nói riêng, cũng như người Cao Lan còn ở Trung quốc hay đang sinh sống ở Nhật bản nói chung. Trong đó, nét đẹp tiêu biểu nhất là nét đẹp của những trai tài, gái sắc của tộc người Cao Lan được tóm tắt ở 2 câu thơ:
           «Làu Stham pin sì Dừn nhằn quai
           Pin sì Dừn nhằn quai líu quai».
Dịch là:
            Lưu Tam, Chàng Dừn mẫu người đẹp.
            Thơ hay người đẹp vạn người mơ.
Chuyện Lưu Tam có cả lời thơ đánh tan giặc giã. Lưu Tam mở miệng hát binh lính tan dã, quy hàng. Nếu không cũng chết ngay tức thì.
           «Xin pênh mởn mơ cụ lắc càu
            Làu Stham lài tạo tởi san tàu
            Dắt phạ Làu Stham hai nhởn cáng
            Ngửi phạ Làu Stham hai nhởn càu»
Dịch là:
             Thiên binh vạn mã đi qua cầu,
             Nhìn thấy Lưu Tam trên Sơn đầu (đầu núi),
             Thót tim sợ nàng mở lời hát,
             Làm cho lính chết tắc dòng sâu.
          Có thể nói chuyện tình thơ Lưu Tam đã và sẽ mãi mãi là tiếng nói chung của tất cả mọi lớp người trong tộc người Cao Lan. Từ ngàn đời nay, các thế hệ người Cao Lan không thể quên ơn vị Thánh Tổ Lưu Tam của mình. Ở đâu, làm gì đều luôn cần sự có mặt chứng giám của thần Lưu Tam. Mỗi khi có công to hay việc nhỏ liên quan đến việc phải sử dụng đến lời ca của Lưu Tam đều phải thỉnh, rước thánh Tổ về chứng việc, chứng hát. Không mời thì không được hát, có hát cũng không thành, không linh thiêng hiệu quả. Và, khi xong việc lại phải tiễn Thánh Tổ về Phật Quốc, Phật Đài:
              «Dắt sthộng Làu Stham quay phơt cúc
              Ngửi sthộng Làu Stham quay phơt tài
              Sthộng tạo Pho to sthai hái ngởn
              Nình di sthụi lài, làng sthụi lài».
Dịch là:
              Một tiễn Lưu Tam về Phật quốc
              Hai tiễn Lưu Tam về Phật đài
              Tiễn đến Pho to Hải ngạn miếu
              Mọi người mới đươc trở về nhà.
Ngày nay, những lúc thanh bình, hoặc khi có việc vui mừng dân làng lại quần tụ mời nhau chén chè, chén rượu, miếng trầu, điếu thuốc, thơ Lưu Tam lại được cất lên hòa nhập góp phần làm tăng thêm tình yêu và cuộc sống:
   
Mời Trà:     
               Tù hàng sáo,
                Sáo sì tù hàng pát sát dàu
                Chứ nhằn dơu xà mỏi dừ nhắm,
                Mỏi hắm dư xà nhắm dắt au.
 Dịch       Nước chè ngon,
                Chè thơm sánh đặc đượm duyên tinh.
                Chủ nhà hiếu khách mời ta uống,
                Muốn nàng đón lấy nhấp một li.
Mời Trầu:   
                Mỏi phông làu,
                Síp tỉu co sì sởi héc đau,
                Nình sì héc đau làng héc háu,
                Ngửy nhằn sài héc hắm phông làu.
Dịch        Nghỉ đã nàng ơi,
                Xếp lại lời ca, để mời Trầu,
                Mời nàng Trầu ta cùng xơi nhé,
                Trầu quện hai người mới thắm duyên.
Mời thuốc:   
                Mỏi phông lìn,
                Xíp tỉu co sì sởi héc din,
                Nình sì héc háu làng héc háu,
                Ngừy nhằn sài héc hắm phông lìn.
Dịch        Thuốc nàng ơi,
                Chủ đã mời, tạm xếp lại lời ca,
                Nàng cùng ta chung vui điếu thuốc,
                Hai làn khói thuốc quện bên nhau.
Mời Rượu:   
                Mỏi phông làu,
                Xíp tỉu co sì sày nhắm chau.
                Nình sì nhắm cháu làng nhắm cháu,
                Ngửy nhằn sày nhắm hắm phông làu.
 Dịch       Lại đây nàng,
                Rượu đã mời, ta xếp lại lời ca,
                Chén nàng, chén chàng xin cùng uống,
                Rượu nồng say ấm thắm tình ta.
 
Người Cao Lan luôn rất mực chung thủy tình yêu đôi lứa, tình nghĩa vợ chồng. Dù đói nghèo sang hèn gian khổ vẫn sắt son chồng vợ. Ngay cả những khi vui bạn vui bè, những lúc gặp đỉnh cao mơn chớn quyến rũ vẫn tỉnh táo giữ gìn danh giới giữa tình bạn, tình chăng gió phù vân với tình nghĩa vợ chồng:
                “Hởng chiu lơt lơt héc tài pửy,
                Chiu chí hàn tìm thút tỉu ây.
                Cù sềnh hàn nháu pài tồng chắm,
                Vằn sềnh hàn háu sỉ phan lầy”.
Dịch là: 
                 Qủa ớt dù cay ăn cả vỏ,
                 Chuối dù ngọt mấy vỏ không xơi.
                 Vợ chồng xấu mấy chung chăn gối,
                 Người tình đẹp mấy cũng quay đầu.
 
          Sau đây là bài viết tóm tắt bằng tiếng Cao Lan:
Làu Stham mỏi, pu lực sthao tởi stham dòng hỏ lày ca - cáng keo vèo cục Lưu Tam muội.
Chấy tạ Làu Stham làn hó quá, thên Làu Stham đơi sthao, giọi xịnh ca, ép Làu stham pây hầu háy làn Cun Lang Trần Lộc Sử tỉu nghền nghền hạt hầu cháu quan thịnh nghi chàu lốc têch pài, kên láu, hút rin phèn. Nhuc hơn, Quan lang nằng ép ché chá Làu Stam bắt Làu Stham tực âu lực bao hoong măn sì vằng Trần lộc Nghi au xèn xáy. Vờ cục lìu, vờ nghền nghền vẫn tực hầu cháu Cun hút zin phèn, têch pài, hạt háy tời thịnh nghi. Mấy chỉu đáy nhuc, Làu stham thè cục vum nừng mợc kèo mấy hoi pạc đứt pây. Kẹ háy cạ làn cun linh dợ đo trò háy Làu stam tực hoi pạc cáng tửng Làu Stam đứt. Chửu sthư, làn cun lang au Làu Stam pòi  thọi làn ché chá. Tửng phăn bỉ hần làn bức hởi, tèo đáy, ma lưn làn phặn bỉ pửi nàng, sthoong pửi bạo kẹp, hun mấy háy dậu làn. Làu stham mấy chỉu, sthoong báo rất thưng nung co tửng vẫn tực sục Làu stham tài háu đông, khoéng lồng vằng lấy háy thai khoi bỉ Cun Lang phợt cạ làn Làu stham. Từng, “Ngo vênh dịu sát thin mù sát (Sthoong báo ạy cá bôn mấy cá). Bôn háy Làu stham có háu hau đông pèn hớn khoi phặng lấy, thoát nởn.
Tá lốc cặn, Làu Stham mấy ma làn, háu míu lo háy lộp cù sềnh Dừn làng tò sạy pây hở đợt ca, xịnh ca, dởi ca. Sằn háy ná Dừn làng sì đang pây hở lờ vịch cục kên  sạu pây đợt ca, dởi ca, lốc lây lộp đáy tú nộc cấu láu sư hắm lộp đáy Dừn làng. Làu stham phụn cứ pây cợc đáy lộp cù sènh sư kít cao sềnh. Pây nghền quạ nghền, bán quạ bán, chau nấy quạ chau cặn, quạ tở, quạ láu đoi. Vờ pây vờ đợt ca, dởi ca háy đêch sthao, đêch bạo suc hần xen chấy. Pây mãi, pây mãi, sần ca đợt lày mãi, hạt dắt hùm, sthoong hùm, stham hùm, sthậy, há hùm... Hạt ăn hùm, hạt pây hở bưn chinh, hạt chốc đềnh sun, nèn chít, hạt ca làn mùn, hạt chốc bán mừng, chốc cháu lơu sun, lơu tởi, hạt lừn có lịch sử suc hần xen chấy tá hàn xì tèo lủn vè Hẹc, hám láu đoi, ọoc Hái, háu Long mu vàn ( Vịnh Long mẫu) quạ Ai nàm Cúc pằn hần Xen chấy dậu Việt nam sền nấy.
Nừng khờn vờ cáng, Dừn làng, cù sềnh hoong Làu stham sì mầy công mấy kém Làu Stam cấy lai  tửng hó quá, chấy tạ Làu Stham mấy háy au Làu Stham. Hậy quá khóeng làn pây lờ cục kên mong đáy giàu vờ pây vờ đợt ca, dởi ca tắng nhgeen lộp Làu STham. Từng chăn sỉ Làu Stham sạu Dừn làng mầy duyên mấy mầy phận. Lưn lốc công ná Làu Stham bỉ ép pây au ông, bự quá Dừn làng thai, pin ọoc tú nộc phôn pực dâu khờn đông heo. Lưn lựt Làu stham nởi nghền mấy lộp đáy Dừn làng, bự quá, tẹm đáy thên tèo lấy ngoày ngoày lây quạ sêch san cấu khốc, thạn cợc mình cấy sần ca xong, đỉnh lồng vằng lấy ạp pầu kẹ háy số mỉnh lây kem cấu khốc ( hen sần 202 trang pón sthây nấy):
        Làu Stham hù lài va lơu líu,
        Mấy sếch Dừn làng sởi ná cai.
        Lài tạo sệch san dơu cấu khốc,
        Lơc súi slại săn mùng sềnh lài.
Mấy ngờ lộp stham vằng bạo dậu lây ma lờ Làu stham xịnh ca. Làu stham xịnh, Sthoong bạo lở liu sthoong lù sthây mấy pòi đáy ca, ức thai lun. Bạo tởi stham đợt đáy sần pọi ( sần 204 trang....) :
         Làu Stham cáo kích mục tàu tặng,
         Lưy pén lưy nhừ tun dắt chăng,
         Pắt slặn ngo họn Làu stham mỏi,
         Dắt pin hay mép dắt pin hằng.
Lưn lựt Lau stham phụn mãi mấy pòi đáy, pắt tỉnh xịnh cấy sần ca đạ pửi lực đêch hen vài, ý sì đạ háy vằng bạo đang dậu cặn thịnh nghi (Làu stham vẫn khinh stham vằng bạo mấy giọi xịnh ca hơn Làu stham đáy. so sạu Làu stham chị nừng pửi lực đêch hen vài lâu). Tực sthư lực đêch hen vài sư hậy quá, thai đáy lốc ( sần ca 205 trang ...):
          Cấy to họn nhàu hai nhờn cáng,
          Làu stham pắt tỉnh slấy ngoày ngoày,
          Cấy to co sì cáng cú liu,
          Ậy ắc họn nhàu kịch slấy mài.
Tởi lăng, thin hở mầy sần ca cáng lưn mỏ Làu stham:
          Sồng phéc mooc,
          Dơu cọ mò phằn mấy chi nhằn,
          Dơu cọ mò phằn va sắc háo,
          Phông sui sthin dính Làu stham ca.
Bán hoong Làu stham dậu lây?
Mấy mầy sần ca cáng bán hoong Làu stham dậu tèn lây, tửng mầy stham sần ca cáng làn Làu stham dậu Chau sthay, vỉn pềnh sthay
          Làu stham hấy ốc tởi sthay cai
          Hấy ốc sthay cai pềnh sthay dừn,
          Chếnh lầy vậy cụ cáu tỉu cai.
Nửng cặn, lưy stham sần ca háy ná Làu stham sỉ hần Phặt dậu phung Phặt ( dậu Sthay chốc, bứng Phặt tài) tức là mấy ná chăn bán Làu stham dậu lây.
Sền nấy cáng lưn ăn có Làu stham (cốt chuyện). Làu stham lốc công nằng đêch sthao đang pây hở đợt ca, dởi ca. Vửy quá giọi, quá đơi sthao,quá đơi sthinh, hoi pạc sư mầy hần thai, nên thin hở mấy dám vèo háu sỏ stham hêt hoong Làu tsham, hen Làu stham nửng tú màng, tú sềnh chị giám vèo cục “Tú Làu stham”. Lưn lốc Làu stham hùi cụ ca dinh sư vèo cục “Sếnh sú Làu stham”.
- Công leèng Làu stham rất bợc, Làu stham sạu  sthoong zở Cáu co, Lưy co sởu ọoc ca, chắp típ xịnh ca. Từng Cáu co, Lư y co chị ná sởu ca mấy ná xịnh ca:
      “Cáu co sởu lài mù vầy xịnh”.
Làu stham vờ ná sởu, vờ ná chắp ca, xịnh ca, dởi ca. Típ sạu Làu stham mầy Dừn làng (cù sènh hoong Làu stham) sạu Làu stham đợt ca, dởi thin hở xịnh ca lưn lốc công cục lơu, Làu stham pịn sếnh sú hò nhằn co sênh lài (thành Thánh Tổ Lưu Tam hát Thánh ca).
           “Làu stham chíp tắc hậy dàu ai”.
Thin hở sủng Làu stham vèo cục Sếnh sú Làu stham. Ca làu stham lưy lặc, hần Làu stham đơi sthao, thin hở hen Làu stham nừng tú sềnh, mấy giám tẹm chăn, từng rất thưng Làu stham vửy thên Làu stham thai vừy lai ca, ví nửng tú Sạch Sủng thai vửy lai cụ. So sánh Làu stham sạu Hống chí. Hống chí chêt sthụi sthí ọc sthây dởi hần:
           “Hống chí sthắt sthụi sởu sư cứn”.
Làu stham pẹt sthụi ná đợt ca, bợc thận ná chíp ca, dởi thin hở xịnh ca:
           “Làu stham pát sthụi sởu co sì,
           Sênh nìn chíp tắc mun thi chi”.
Co sì chíp tắc hoong Làu stham cục pằn có Làu stham, chắp pằn lai hùm xịnh. Hùm ca tởi êt, hùm ca tởi ngửy, hùm ca tởi stham...lưn hùm stham sệp lôc mắng cồng.
           “Stham sơp looc dì xịnh mù cồng”.
Có Làu stham sì có văn hóa, văn nghệ, tâm linh hoong suc hần xen chấy (Hần đơi, co sì đơi, Làu stham sì điển hình cháu ăn đơi nhất hoong đêch sthao xen chấy, cháu ăn khéo kên dậu, ứng xử hoong suc hần xen chấy. Có Làu stham dưn dắt lịch sử hần xen chấy hàn sì dậu vè Hẹc, tèo lủn sặc Hẹc pừn lây, pây pừn lây hắm quạ đáy Ai nàm cục kên, pịn hần xen chấy Ai nàm pừn lây..
          Pừy hần pây quạ Hái, “háu lồng Mu vàn”, háu pạc tở Bạch đằng dậu Hải phòng, cứ bơi lù hớn láu tờ, lộp cáp stham tờ xư pịc kem tèo tờ bợc nhất pây hớn láu tờ, pịc mãi ma lưn cáp stham tờ dậu Bach hạc Việt trì sền nấy, tẹm bứng mầy lui thên mầy láu đoi sthang, hớn hàn lộp hần Ai nàm mầy tung thưng hần, sư tò cạu bẹt màng pòi lù háy Tờ, háy Hái, sưy Mơ nhằm bứng láu đoi sthang pây lưn, cắm tôm cục kên (Láu đoi Ba vì sền nấy) pịn hần xen chấy Ai nàm Cúc.
          Pừy hần pây quạ láu đoi dậu Móng cái, kem bứng phặng láu đoi tôm Ai nàm, vờ pây vờ cắm tôm, lặp sun, bán. Nởi nghền pằn hần Cao Lan dậu stheéng Cao bằng, Bắc cạn, Thái nguyên, Lạng sơn, Yên bái sền nấy.
          Có Làu stham khín hần xen chấy tha loỏng, ná loỏng vửy hần Cao Lan đơi, nền Văn hóa xen chấy (Sán chay) Ai nàm lưy lặc, sần đơi, vằn sềnh lềnh lềnh.
          “Láu stham pin sỉ dừn nhàu quai,
          Pin sỉ dừn nhàu quai líu quai ».
Có Làu stham mầy sần têch sặc, Làu stham hoi pạc pênh lếnh quay hàng, sthạn tởn, thai đặp :
        «Xin pênh mởn mơ cụ lắc càu,
        Làu stham lài tạo tởi san tàu,
        Chắt phạ làu stham hai nhởn cáng,
        Ngửi phạ Làu sthan hai nhờn cau».
Tá lốc công Làu stham cục lơu, pịn sếnh sủ Làu stham dậu sìu mùn hạt sạu sênh lềnh. Thin hở lặp míu thở phủng, lốc lây ạy xịnh ca tú tực sếnh Làu stham chứng hạt, hạt sạu. Vửy dậu kháy Làu stham lốc lây tú mầy cáu vửy cun típ cháu (tiếp Rượu), típ xịnh ca (tiếp hát ca):
        «Mùng kịn sìu mùn cáu vửy cun,
        Cáu vửy cun nhằn sày nhắm cháu».
Vửy pửn cặn, hẽ sếnh Làu stham sư tực sếnh cạ sìu mùn, pây bộ hèng tực mầy kỉu va, pẹt hần tài. Pây quạ Tờ, quạ Hái tực mầy lù Lùng pẹt hần bơi.
Mầy cun sìu mùn tón, mầy kỉu va rước, sếnh sú Làu stham hắm nhơp sìu mùn. ma chứng xịnh ca sạu xinh ca:
          «Làu stham tim kích nhơp sìu Mùn».
Tá nấy thọi lăng, sị sị tryền tởi hoong hần xen chấy lốc lây xịnh ca hay mầy công vịch ca la tực dùng lưn ca Làu stham sư tực sếnh làu stham, sếnh sìu mùn hoong Làu sthsm ma chứng xịnh. Mầy sếnh hắm mầy xịnh. Mấy sếnh mấy đáy xịnh, cứ xịnh sì mấy đáy công đáy vịch:
          «Sếnh sú hò nhằn co sênh lài”.
Xong vịch phặn tực sthộng Làu stham, sthộng sìu mùn thọi Phặt cúc, Phặt Tài:
          “Dắt sthộng Làu stham quay Phợt Cúc,
          Ngửy sthộng Làu stham quay Phợt Tài.
          Sthộng tạo Po To sthai hái ngởn,
          Nình di sthụi lại làng thụi lài”.

Các tin khác
 
Thời tiết

thietkewebchuyen.com,congdongtin.com, muazui.com