Thứ 4 | 02/12/2015
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa (DSVH) là một chính sách lớn, xuyên suốt của Chủ tich Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta. Quan điểm coi trọng bảo tồn và phát huy giá trị DSVH của đã được thể hiện rất rõ trong nhiều văn kiện quan trọng, từ Đề cương văn hóa năm 1943 của Đảng, Sắc lệnh số 65/SL ngày 23/11/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc bảo tồn cổ tích trên toàn cõi Việt Nam đến Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đặc biệt gần đây là Nghị quyết Hội nghị lần thứ Chín BCHTW Đảng khóa XI về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống…
Phú Thọ vừa là đất Tổ, vừa là vùng đất cổ, cái nôi của nền văn hoá Lạc Việt, kinh đô đầu tiên của Việt Nam. Trên mảnh đất này còn tồn tại và lưu giữ rất nhiều di sản văn hoá, bao gồm di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) và di sản văn hóa vật thể (DSVHVT) gắn với thời đại các Vua Hùng tạo nên diện mạo văn hoá của vùng đất Tổ mà không thể thấy ở bất cứ nơi nào khác. Phú Thọ hiện có 1.372 di tích lịch sử văn hóa (LSVH), trong đó, 302 di tích LSVH được Nhà nước xếp hạng (Khu di tích lịch sử Đền Hùng là di tích quốc gia đặc biệt, 73 di tích quốc gia, 228 di tích cấp tỉnh), 02 bảo vật quốc gia. Các di tích khảo cổ thời tiền sử và sơ sử với mật độ dày đặc trên địa bàn như các di tích khảo cổ lớn Sơn Vi, Phùng Nguyên, Gò Mun, Làng Cả chứa đựng nhiều dấu ấn, văn minh Việt cổ tích hợp tầng sâu của văn hóa Việt Nam mang đậm bản sắc dân tộc.
DSVHPVT của cộng đồng các dân tộc trên trên địa bàn tỉnh Phú Thọ phong phú, đặc sắc, bao gồm nhiều loại hình, như: Ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian mang đậm sắc thái cội nguồn, thực sự có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển của tỉnh, của đất nước. Nhiều lễ hội truyền thống đã trở thành biểu tượng văn hoá tâm linh, độc đáo có một không hai của dân tộc Việt như: Lễ hội Đền Hùng, lễ hội đền Mẫu Âu Cơ, hội Trò Trám Tứ Xã…. Đặc biệt, Phú Thọ vinh dự có ba DSVH phi vật thể được UNESCO công nhận là DSVH phi vật thể của nhân loại là: “Hát Xoan Phú Thọ”, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, “Ca Trù của người Việt” (Phú Thọ nằm trong 15 tỉnh thành vùng lan tỏa của Ca Trù). Giỗ Tổ Hùng Vương - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ - Đền Hùng cùng với Hát Xoan và các DSVH phi vật thể khác đã, đang trở thành niềm tin, chốn về, điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách trong nước và quốc tế.
Phú Thọ luôn xác định DSVH là một trong những nguồn lực tiềm năng cội nguồn của ý chí, điểm tựa của sáng tạo và nền tảng của sự phát triển trong mọi lĩnh vực cả kinh tế, khoa học kĩ thuật và văn hóa xã hội. Trong nhiều năm qua, Phú Thọ đã có những chủ trương, chính sách, biện pháp tích cực để bảo tồn và phát huy giá trị DSVH bền vững với một vị thế mới, một tầm nhìn chiến lược trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước; cơ bản đạt được các mục tiêu, yêu cầu đề ra, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ và các tầng lớp nhân dân về quyền lợi, trách nhiệm trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; thu hút được sự tham gia tích cực của toàn xã hội, tranh thủ được sự ủng hộ có hiệu quả của các cấp, các ngành và của cộng đồng quốc tế.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020” với mục tiêu “Xây dựng Phú Thọ trở thành Trung tâm kinh tế Vùng; là một trong những trung tâm khoa học, công nghệ; giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng nội Vùng” và xây dựng thành phố Việt Trì trở thành “Thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam”.
Theo đó, tỉnh đã xây dựng Dự án “Phục dựng các lễ hội truyền thống tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010”. Nhiều lễ hội đã được tổ chức hàng năm, quy tụ những sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, tiêu biểu của các vùng, miền trong cả nước, kết hợp được nội dung giáo dục truyền thống với sinh hoạt văn hóa cộng đồng, thể hiện tấm lòng thành kính tri ân sâu sắc của đồng bào ta đối với các Vua Hùng, các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước. Việc bảo tồn, khôi phục các lễ hội truyền thống ngày càng hiệu quả, đặc biệt là các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng hàng năm gắn với “Chương trình về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam”, chương trình “Du lịch về cội nguồn 3 tỉnh Phú Thọ- Yên Bái- Lào Cai”...các chương trình biểu diễn quảng bá lễ hội được đồng bào cả nước và du khách nước ngoài đánh giá rất cao và gây được ấn tượng sâu sắc như: “Linh diệu muôn đời đất Tổ Hùng Vương”, “Huyền thoại mẹ Âu Cơ”, “Linh thiêng nguồn cội đất Tổ Hùng Vương”, Về miền quê di sản”… Phú Thọ có nhiều chương trình, dự án, đề tài khoa học về DSVH phi vật thể đã được triển khai thực hiện, đặc biệt là các đề tài, dự án liên quan đến Tín ngưỡng thờ cũng Hùng Vương và Hát Xoan Phú Thọ với tính thực tiễn hiệu quả cao, như: “Xây dựng hồ sơ khoa học về Đền Hùng và các di tích thời đại Hùng Vương phụ cận”, “Nghiên cứu tín ngưỡng Hùng Vương tại các di tích tiêu biểu trong toàn quốc”, “Hát Xoan Phú Thọ”, “Nghiên cứu, sưu tầm, hệ thống tín ngưỡng, tục thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”,Nghiên cứu, xây dựng các điểm du lịch gắn với lễ hội truyền thống nhằm đề xuất giải pháp phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ”, “Tổng tập văn hóa dân gian vùng đất Tổ”…;nhiều hội thảo khoa học trong nước và quốc tế được tổ chức góp phần giới thiệu, quảng bá cũng như củng cố thêm nhiều luận cứ khoa học cho việc nghiên cứu, khẳng định giá trị di sản vùng đất Tổ như: Hội thảo quốc tế về hát Xoan, về Tín ngưỡng Hùng Vương... Theo đề nghị của tỉnh Phú Thọ, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý nội dung Đề án “Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm và đóng góp nguồn lực để trùng tu, tôn tạo các di tích trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng”; ký Quyết định số 959 / QĐ- TTg ngày 03/9 /2004, Quyết định số 2069/QĐ-TTG ngày 10/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng cấp Quốc gia năm 2005 và năm 2010; số 1319/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách đặc thù cho các dự án đầu tư tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng . Đây là những cơ sở pháp lý hết sức quan trọng để bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích LS Đền Hùng - Trung tâm thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Chính vì vây, việc tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương –Lễ hội Đền Hùng hàng năm đã tạo được sự gắn kết keo sơn của đồng bào trong và ngoài nước; thống nhất về Nghi thức tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đền thờ Vua Hùng; các hoạt động phục vụ lễ hội ngày càng phong phú, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc đặc trưng các vùng miền trong cả nước, thu hút được nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các đơn vị tham gia tổ chức các hoạt đồng và tích cực tham gia đầu tư tôn tạo, tu bổ, xây dựng Khu di tích lịch sử Đền Hùng ngày càng tôn nghiêm, bề thế, xứng đáng với tầm vóc của khu lăng miếu Tổ tiên.


Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tặng hoa chúc mừng các nghệ nhân hát Xoan năm 2009. Ảnh Đinh Vũ

Cũng với ngân sách Nhà nước, Phú Thọ tích cực thực hiện xã hội hóa trong hoạt động bảo vệ DSVH nhằm khơi dậy những tiềm năng, thu hút sự tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước. Hàng trăm di tích lịch sử văn hóa được đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi với số vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng từ Chương trình mục mục tiêu quốc gia về văn hóa, ngân sách của tỉnh, nguồn vốn xã hội hóa. Nhiều di tích tiêu biểu - không gian văn hóa để bảo tồn, phát huy giá trị DSVH phi vật thể được đầu tư quy hoạch, tu bổ, tôn tạo đã và đang trở thành những sản phẩm du lịch - văn hóa hoàn chỉnh có tính đặc thù, tạo ra những điểm, tuyến du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, đóng góp vào phát triển du lịch và kinh tế - xã hội ở địa phương, tạo được việc làm cho cộng đồng, nâng cao đời sống của nhân dân địa phương nơi có di tích và lễ hội, như: Khu di tích lịch sử Đền Hùng, đền Mẫu Âu Cơ, đền Lăng Sương, đền Du Yến… Nhiều hoạt động sinh hoạt văn hóa truyền thống được phục hồi và tổ chức tại di tích, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của xã hội. Công tác sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày hiện vật bảo tàng có những bước chuyển biến rõ rệt, phản ánh được những nét đặc trưng của lịch sử, văn hóa vùng        đất Tổ.  
Bên cạnh những chính sách của Đảng và Nhà nước, tỉnh Phú Thọ đã có cơ chế đãi ngộ cụ thể, tôn vinh nghệ nhân trên các lĩnh vực khác nhau, như: Xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Hát Xoan Phú Thọ cho 52 Nghệ nhân; Nhà nước công nhận 19 Nghệ nhân ưu tú, trong đó tập trung là Nghệ nhân hát Xoan cổ, hát Ghẹo… đã đem lại niềm phấn khởi và vinh dự cho những chủ thể văn hóa - những “báu vật nhân văn sống” để họ tiếp tục trao truyền, chuyển lửa đam mê DSVH phi vật thể, để DSVH phi vật thể tiếp tục có sức sống mãnh liệt trong cộng đồng, đặc biệt là trong thế hệ trẻ.
Đặc biệt, đối với hai DSVH phi vật thể ở Phú Thọ được UNESCO công nhận đã được bảo tồn và phát huy giá trị hiệu quả bằng các chương trình hành động cụ thể.
Sau 4 năm Di sản VHPVT Hát Xoan Phú Thọ được UNESCO, tỉnh Phú Thọ đã triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung đã cam kết trong Chương trình hành động về “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp - Hát Xoan Phú Thọ” (Giai đoạn 2012 - 2015)....Tăng cường tuyên truyền giới thiệu, quảng bá Hát Xoan Phú Thọ trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và Trung ương. Hàng trăm chương trình văn hóa nghệ thuật trong và ngoài tỉnh có các nghệ nhân Hát Xoan tham gia. Toàn bộ quy trình 3 chặng của Hát Xoan được phục hồi, thực hành thường xuyên theo đúng tập tục lưu truyền bởi các cộng đồng thuộc hai tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, tập trung nhất là 4 phường Xoan An Thái, Thét, Phù Đức và Kim Đái. 31 bài bản của 3 chặng Hát Xoan do các nghệ nhân cao tuổi nắm giữ đã được trao truyền cho lớp nghệ nhân kế cận, nghệ nhân trẻ và được tư liệu hóa đầy đủ, xuất bản thành băng, đĩa CD, VCD và số hóa. 29/31 bài được thực hành thường xuyên. Phòng trưng bày chuyên đề, dữ liệu và thư mục, lưu trữ và giới thiệu Hát Xoan tại Bảo tàng Hùng Vương, Thư viện tỉnh Phú Thọ. Nhiều công trình nghiên cứu về Hát Xoan Phú Thọ đã được xuất bản. Đào tạo được đội ngũ nghệ nhân kế cận 62 người là lực lượng nòng cốt, có thể thay thế cho nghệ nhân cao niên để tiếp tục truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trị Hát Xoan cho các thế hệ mai sau. Năm 2012, UBND tỉnh ban hành “Quy chế xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Hát Xoan Phú Thọ” đối với những người có công truyền dạy, bảo tồn Hát Xoan. Qua 2 lần xét tặng (năm 2012, 2015), đã công nhận được 52 Nghệ nhân Hát Xoan Phú Thọ (45 nữ, 7 nam), cùng với tiền thưởng 5 triệu đồng mỗi người. UBND tỉnh Phú Thọ đã hỗ trợ 50 triệu đồng và thành phố Việt Trì hỗ trợ 50 triệu đồng cho mỗi phường Xoan làm quỹ hoạt động. Năm 2013, Thủ tướng phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp - Hát Xoan Phú Thọ (Giai đoạn 2013 - 2020). Năm 2015, 17 nghệ nhân Hát Xoan ở tỉnh Phú Thọ và 2 nghệ nhân Hát Xoan ở tỉnh Vĩnh Phúc đã được Hội đồng cấp Nhà nước xét phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú đợt đầu tiên năm 2015. Từ năm 2013, 4 lớp hát Xoan cộng đồng cho trên 100 học viên đã được tổ chức liên tục. Hát Xoan đã được đưa vào giảng dạy, giới thiệu trong Trường Trung cấp Văn hóa, NT và Du lịch tỉnh Phú Thọ, Trường Đại học Hùng Vương và 80/90 trường (cả 4 khối từ mầm non đến trung học phổ thông). Cùng với sự chuyển biến về nhận thức, sự phục hồi hát Xoan mở rộng dần: số lượng thành viên ở 4 phường Xoan đều tăng với gần 200 đào, kép sinh hoạt thường xuyên đủ khả năng trình diễn Hát Xoan thờ; 30 Câu lạc bộ Hát Xoan với 1.103 người tham gia sinh hoạt thường xuyên vào các lễ hội, các cuộc liên hoan và các sự kiện văn hóa ở địa phương. 19/30 đình, miếu nơi có tục lệ Hát Xoan được bảo tồn, tôn tạo đủ điều kiện cho trình diễn Hát Xoan. Miếu Lãi Lèn, một không gian văn hóa xưa nhất của Hát Xoan bị hủy hoại trong chiến tranh đã được phục hồi bằng nguồn ngân sách Nhà nước, trao cho phường Xoan và cộng đồng thôn Phù Đức (xã Kim Đức) quản lý, duy trì sinh hoạt Hát Xoan. Tục lệ đón phường Xoan về hát thờ thần khi làng mở hội đã được phục hồi ở 9 làng có truyền thống. Từ năm 2012 - 2015, Hát Xoan được kiểm kê, cập nhật thông tin thường xuyên với sự tham gia của cộng đồng..Như vậy, tỉnh Phú Thọ đã đi tiên phong trong việc xây dựng đề án bảo tồn Hát Xoan, đề ra và thực hiện chính sách tôn vinh và hỗ trợ nghệ nhân ở các phường Xoan ở Phú Thọ ngay sau khi di sản được vinh danh. Điều đó đã có ý nghĩa khích lệ to lớn đối với nghệ nhân Hát Xoan, đồng thời đóng góp kinh nghiệm thực tiễn cho Nhà nước ban hành các chính sách, phê duyệt các đề án, dự án bảo vệ Hát Xoan, nhanh chóng đưa Hát Xoan ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp.
“Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” sau 3 năm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Phú Thọ tiếp tục nghiên cứu, kiểm kê khoa học các di tích thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn Phú Thọ và cả nước. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá nghi lễ Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng và tại các di tích trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và trên phạm vi cả nước trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giúp cho nhân dân nhận diện sâu sắc hơn về di sản, nâng cao ý thức, trách nhiệm, năng lực thực hành tín ngưỡng để cộng đồng đề cao trách nhiệm cùng nhau bảo tồn và phát huy giá trị to lớn, độc đáo của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ, gắn với di sản VHPVT Hát Xoan Phú Thọ. Đưa nội dung Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ vào Chương trình giáo dục trải nghiệm di sản trong trường học phổ thông gắn với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Tổ chức điều tra, sưu tầm, bổ sung các truyền thuyết, các nghi thức, trò diễn dân gian; các tµi liÖu th­ tÞch H¸n N«m; lập thư mục, phiên âm, dịch nghĩa 410 bản thần tích liên quan đến liên quan đến Tín ngưỡng thờ cúng Hïng V­¬ng.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân được tham gia vào các hoạt động sáng tạo văn hóa, bảo tồn các tập quán tín ngưỡng, nhất là vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng mồng 10 tháng 3 âm lịch: Tổ chức các hoạt động tế lễ, rước kiệu, làm các lễ vật dâng cúng vua Hùng, tham gia các hoạt động văn hóa dân gian: Đánh trống đồng; đâm đuống; đấu vật; gói, nấu bánh chưng và giã bánh giày... Hướng dẫn các địa phương có di tích, lễ hội liên quan Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tổ chức dâng hương cùng thời điểm với Lễ dâng hương tại đền Thượng (Khu di tích LS Đền Hùng) vào sáng ngày mùng 10 tháng Ba hàng năm. Đầu tư bảo quản, tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử đặc biệt quốc gia Đền Hùng theo đúng tiến độ quy hoạch phát triển mở rộng đến năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025; triển khai lập Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Các di tích liên quan Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi bằng nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn vốn xã hội hóa nhằm bảo tồn không gian văn hóa thực hành tín ngưỡng. Giai đoạn 2011 - 2015, hơn 50 di tích lịch sử - văn hóa - không gian văn hóa bảo tồn và thực hành di sản VHPVT “Hát Xoan Phú Thọ”, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, được đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi, như: Đền Mẫu Âu Cơ, đình Lâu Thượng, đình Bảo Đà, đình Hữu Bổ Thượng, đền Lăng Sương...các di tích khảo cổ được quan tâm quy hoạch, xây dựng hồ sơ công nhận xếp hạng cấp quốc gia, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ và đầu tư giai đoạn tiếp theo như: Di tích khảo cổ Làng Cả, Xóm Rền, Gò Mun, Phùng Nguyên. Chú trọng hoạt động trao truyền và thực hành tín ngưỡng nhằm truyền dạy cho các thế hệ tiếp nối và duy trì nghi lễ thờ cúng Hùng Vương trong đương đại. Triển khai thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh“Nghiên cứu, sưu tầm, hệ thống tín ngưỡng, tục thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”. Xây dựng ngân hàng dữ liệu về Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng phục vụ công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản. Đổi mới và nâng cao nội dung chương trình học lịch sử, ngữ văn cho học sinh, chú trọng giáo dục phổ biến cho các em nhằn nâng cao nhận thức về giá trị và sự cần thiết bảo vệ di sản, về các truyền thuyết lịch sử và về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương...
Sự nghiệp bảo tồn giá trị di sản văn hóa Phú Thọ đã phát huy có hiệu quả đối với quá trình phát triển kinh tế  - xã hội; trực tiếp góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và quảng bá hình ảnh vùng đất Tổ trên khắp mọi miền Tổ quốc và trên thế giới. Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức vẫn đang hiện hữu trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị DSVH với thực trạng nguy cơ thất truyền, mai một của nhiều loại hình DSVH phi vật thể; việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy giá trị các DSVH chưa tương xứng với tiềm năng hiện có; nguồn kinh phí, phương tiện, con người cần đầu tư, bố trí cho hoạt động bảo tồn, khai thác giá trị di sản còn gặp không ít khó khăn; cấp uỷ, chính quyền một số địa phương chưa nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của DSVH trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế; việc tổ chức khai thác di tích để bảo tồn, thực hành DSVHPVT ở nhiều nơi chưa được thực hiện một cách khoa học, đồng bộ…
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị DSVH, Phú Thọ đã xác định cần tập trung thực hiện một số giải pháp:
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật nhằm giúp cộng đồng hiểu biết đầy đủ và sâu sắc về luật pháp gắn với hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa. Tăng cường nguồn lực cho phát triển văn hóa, xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các thiết chế văn hóa. Xây dựng hương ước, qui ước xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá nhằm gìn giữ phát huy truyền thống dân tộc, phong tục, tập quán tốt đẹp của mỗi làng quê. Chú trọng chính sách đầu tư, chính sách sử dụng di sản, phát triển các nguồn lực kinh tế, du lịch, văn hóa một cách bền vững; hài hòa giữa bảo tồn và khai thác, phát huy giá trị, để di sản mang lại lợi ích tinh thần và vật chất cho xã hội một cách văn hóa. Xây dựng các chương trình hoạt động một cách khoa học, sáng tạo, thiết thực và sinh động, làm cho mỗi người dân Phú Thọ đều có ý thức là chủ thể của di sản - bảo vệ di sản, di sản phải được cộng đồng sáng tạo, bảo vệ và khai thác, phát huy giá trị với nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của di sản, trách nhiệm của mỗi ngưsời. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, nhận diện di sản văn hóa; xác định việc trao truyền di sản từ thế hệ này đến thế hệ khác là nhiệm vụ sống còn để bảo vệ di sản, thực hiện hiệu quả những chính sách đối với nghệ nhân nắm giữ bí quyết, kỹ năng nghệ nghiệp và có công bảo vệ di sản và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo tồn di sản văn hóa, nâng cao vai trò quản lý và định hướng Nhà nước. Triển khai các chương trình kế hoạch, theo đó gắn xây dựng văn hóa với xây dựng nông thôn mới và xây dựng nếp sống văn minh đô thị, đặc biệt là xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng đến công tác giáo dục cho thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong tình hình mới nhằm đảm bảo hình thành được nguồn nhân lực con người đủ mạnh để vượt qua những thách thức và đón nhận tốt nhất thời cơ mới. Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa trong bảo tàng, di tích hướng tới mục tiêu phục vụ phát triển du lịch bền vững. Tăng cường công tác phối hợp với các bộ, ban, ngành Trung ương, các tỉnh bạn, các tổ chức chính trị xã hội, các nhà doanh nghiệp để tăng các nguồn lực đầu tư tu bổ, phục hồi các công trình, các thiết chế văn hóa trong việc gìn giữ và bảo tồn các DSVH phi vật thể.
Bảo tồn và phát huy giá trị DSVH trên quan điểm di sản là cái hiện hữu đã tồn tại hàng ngàn năm lịch sử, là cái không thể thay thế, là kết tinh của văn hoá nguồn cội… nếu vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích cộng đồng, lợi ích của các thế hệ hôm nay và mãi mãi về sau thì phải hết sức tôn trọng bảo tồn gắn với phát huy giá trị di sản trong đời sống đương đại. Đây là một việc làm hết sức cần thiết, nó đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội, trong đó có vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng để DSVH Phú Thọ tiếp tục hội tụ và toả sáng, giữ vị trí quan trọng trong kho tàng DSVH Việt Nam, đóng góp xứng đáng vào việc giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và nâng cao đời sống của nhân dân. Để mỗi người dân Phú Thọ luôn tự hào về kho tàng DSVH mà ông cha đã để lại, đồng thời có trách nhiệm gìn giữ những tài sản vô giá đó, để di sản văn hoá mãi mãi trường tồn cùng đất nước./.

Nguyễn Ngọc Ân
TUV. Giám đốc Sở Văn hóa, TT và Du lịch
Các tin khác
Thông báo mới
 
Thời tiết

thietkewebchuyen.com,congdongtin.com, muazui.com