Thứ 2 | 14/08/2017
HƯỚNG DẪN
Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”
trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Hai - năm 2018

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành.
 
Căn cứ Nghị định số 62/2014/ NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ Quy định về xét tặng danh hiệu "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú" trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể”;
Căn cứ Quyết định số 3255/QĐ-BVHTTDL ngày 16/9/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc Ban hành Kế hoạch xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Hai - năm 2018; văn bản số 4671/BVHTTDL-TĐKT ngày 14/11/2016 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc hướng dẫn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực DSVHPVT lần thứ Hai.
Thực hiện Kế hoạch số 1613/KH-UBND ngày 25/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Hai - năm 2018.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn việc xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Hai - năm 2018, bao gồm những nội dung sau:
I. NỘI DUNG
1. Đối tượng áp dụng
Là công dân Việt Nam đang nắm giữ, truyền dạy và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể tại các huyện, thị, thành trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, thuộc các loại hình: Tiếng nói, chữ viết; ngữ văn dân gian (bao gồm sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và các biểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết); nghệ thuật trình diễn dân gian (bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian khác); tập quán xã hội và tín ngưỡng (bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ và các phong tục khác); lễ hội truyền thống; tri thức dân gian (bao gồm tri thức về các lĩnh vực nghề truyền thống, nghề gia truyền, về thiên nhiên, đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác).
(Lưu ý: Không xem xét hồ sơ có liên quan về nghề thủ công, mỹ nghệ được quy định tại Nghị định số 123/2014/NĐ-CP ngày 25/12/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ).
2. Tiêu chuẩn xét tặng
2.1. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”:
Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” được xét tặng cho cá nhân đạt đủ các tiêu chuẩn sau:
a. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương;
b. Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề, được đồng nghiệp và quần chúng mến mộ, kính trọng; đào tạo được cá nhân đang tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
c. Có tài năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, có cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong phạm vi cả nước, thể hiện ở việc nắm giữ kỹ năng, bí quyết thực hành di sản văn hóa phi vật thể, có thành tích, giải thưởng, sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật;
d. Có thời gian hoạt động trong nghề từ 20 năm trở lên và đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.
2.2. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”:
Danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” được xét tặng cho cá nhân đạt đủ các tiêu chuẩn sau:
a. Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương;
b. Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề, được đồng nghiệp và quần chúng mến mộ, kính trọng; đào tạo được cá nhân đang tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
c. Có tài năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, có cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa phương, thể hiện ở việc nắm giữ kỹ năng, bí quyết thực hành di sản văn hóa phi vật thể, có thành tích, giải thưởng, sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật;
d. Có thời gian hoạt động trong nghề từ 15 năm trở lên.
3. Hồ sơ đề nghị xét tặng
3.1. Hồ sơ đề nghị xét tặng của cá nhân bao gồm:
a. Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” (Mẫu số 1), “Nghệ nhân ưu tú” (Mẫu số 2);
b. Các tài liệu chứng minh tri thức, kỹ năng và những đóng góp đối với sự nghiệp bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể gồm:
- Băng, đĩa hình, ảnh mô tả tri thức và kỹ năng đang nắm giữ hoặc mô tả đang phổ biến, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể cho cộng đồng;
- Bản sao có công chứng hoặc chứng thực Danh hiệu “Nghệ nhân dân gian Việt Nam” do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tặng (nếu có); hoặc quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, giải thưởng, bằng khen và các tài liệu khác liên quan;
- Đối với cá nhân đề nghị xét tặng “Nghệ nhân nhân dân”, hồ sơ phải có Bản sao có công chứng hoặc chứng thực Danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” do Chủ tịch nước phong tặng;
- Đối với cá nhân là nghệ nhân Hát Xoan, hồ sơ đề nghị xét tặng “Nghệ nhân ưu tú” phải có bản sao có công chứng hoặc chứng thực Giấy chứng nhận “Nghệ nhân Hát Xoan” do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ phong tặng;
3.2. Cho phép nhân cá trực tiếp đề nghị xét tặng hoặc ủy quyền (bằng văn bản) cho cá nhân, tổ chức khác lập hồ sơ đề nghị xét tặng.
4. Nộp và tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng
4.1. UBND các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là cấp xã): Hướng dẫn cá nhân thuộc đối tượng xét tặng lập hồ sơ; tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ; nộp hồ sơ về UBND các huyện, thị, thành (sau đây gọi tắt là cấp huyện) trước ngày 25/7/2017.
Hồ sơ đề nghị xét tặng của cấp xã nộp về cấp huyện bao gồm:
- Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân   ưu tú”;
- Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” kèm theo hồ sơ cá nhân;
- Biên bản họp xét;
- Biên bản họp lấy ý kiến của cộng đồng dân cư ở cơ sở hoặc hội nghề nghiệp (Mẫu số 3);
-  Phiếu bầu về việc xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”(Mẫu số 5), danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”(Mẫu số 6).
4.2. UBND các huyện, thị, thành: Tiếp nhận hồ sơ cấp xã, hoàn thiện hồ sơ; nộp hồ sơ về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 15/8/2017.
Hồ sơ đề nghị xét tặng của cấp huyện nộp về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bao gồm:
- Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân    ưu tú”;
- Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” kèm theo hồ sơ cá nhân;
- Biên bản họp xét;
- Phiếu bầu về việc xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” (Mẫu số 5), danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” (Mẫu số 6).
- Toàn bộ hồ sơ của cấp xã nộp lên.
4.3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Hai - năm 2018: Chậm nhất ngày 15/8/2017.
Hồ sơ gửi trực tiếp về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc qua đường bưu điện 02 (hai) bộ hồ sơ; theo địa chỉ: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đường Trần Phú, phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
- Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ trả lời bằng văn bản đến UBND cấp huyện để thông báo cho cá nhân được biết. Trong trường hợp cần bổ sung, chỉnh sửa các tài liệu trong hồ sơ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn để cá nhân lập hồ sơ (hoặc cá nhân, tổ chức được ủy quyền lập hồ sơ) hoàn thiện và nộp lại chậm nhất sau 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản hướng dẫn bổ sung, chỉnh sửa.
4.4. Hội đồng cấp tỉnh thẩm định hồ sơ; tiến hành xét chọn; hoàn thiện hồ sơ đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Hai - năm 2018; gửi hồ sơ lên Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ, chậm nhất ngày 15/12/2017.
5. Nguyên tắc xét tặng
- Công tác xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai và theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;
- Những cá nhân được lập danh sách, gửi hồ sơ đề nghị xét tặng lên Hội đồng cấp tỉnh phải được UBND cấp xã, cấp huyện họp xét, lập tờ trình và gửi kèm hồ sơ theo quy định.
- UBND cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm thông báo công khai kết quả xét trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương hoặc niêm yết kết quả tại các khu dân cư nơi có cá nhân đang được xét tặng. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, không có vướng mắc, khiếu nại mới hoàn thiện hồ sơ, danh sách đề nghị cấp trên xem xét.
- UBND cấp huyện chỉ xét những hồ sơ có trong danh sách đề nghị của UBND cấp xã. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ tiếp nhận, thẩm định những hồ sơ có trong danh sách đề nghị của UBND cấp huyện.
6. Quy trình, thủ tục đề nghị xét tặng
6.1. UBND các xã, phường, thị trấn:
- Hướng dẫn cá nhân lập, hoàn thiện và giao nhận hồ sơ theo quy định;
- Sau khi có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”, tổ chức hội nghị lấy ý kiến của cộng đồng dân cư ở cơ sở và phải ghi biên bản cụ thể về kết quả hội nghị (Mẫu số 3);
- Tổ chức họp xét, lấy phiếu bầu về việc xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”(Mẫu số 5), danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”(Mẫu số 6), lập biên bản cuộc họp và gửi tờ trình kèm theo danh sách những cá nhân đủ tiêu chuẩn lên UBND cấp huyện.
6.2. UBND các huyện, thị, thành:
- Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ từ cấp xã;
- Tổ chức họp xét, lấy phiếu bầu về việc xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”(Mẫu số 5), danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”(Mẫu số 6), lập biên bản cuộc họp và tờ trình kèm theo danh sách những cá nhân đủ tiêu chuẩn để gửi về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, trình Hội đồng cấp tỉnh xét chọn.
(Lưu ý: Thành phần họp xét của UBND cấp xã, UBND cấp huyện, bên cạnh các thành phần đại diện cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, cần lưu ý mời các cá nhân tại địa phương am hiểu sâu về loại hình phi vật thể đề nghị xét tặng. Cá nhân là đối tượng đề nghị xét tặng không được tham gia thành phần họp).
6.3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Hướng dẫn lập hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng của cấp huyện;
- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Hai - năm 2018;
- Tham mưu, trình Chủ tịch Hội đồng cấp tỉnh thành lập Tổ thư ký giúp việc cho Hội đồng;
- Tổng hợp, thông báo danh sách các cá nhân đề nghị xét tặng trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh; đăng tải danh sách, bản khai thành tích của các cá nhân đề nghị xét tặng trên Cổng giao tiếp điện tử của tỉnh, Trang thông tin điện tử của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để các tổ chức, cá nhân liên quan truy cập tìm hiểu và lấy ý kiến nhân dân trong thời gian 15 ngày làm việc;
- Kiểm tra, thẩm định, tổng hợp hồ sơ, chuẩn bị tài liệu và các nội dung liên quan phục vụ công tác xét tặng tại Hội đồng cấp tỉnh;
- Gửi tài liệu, hồ sơ đề nghị xét tặng đến các thành viên Hội đồng cấp tỉnh; tham mưu tổ chức phiên họp của Hội đồng cấp tỉnh.
6.4. Hội đồng cấp tỉnh:
- Thẩm định về thành phần và tính chính xác, hợp lệ, đầy đủ của các giấy tờ, tài liệu của hồ sơ theo quy định; sự đáp ứng tiêu chuẩn của cá nhân đối với từng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định số 62/2014/NĐ-CP;
- Tiếp nhận, xử lý kiến nghị của tổ chức, cá nhân (nếu có) và tiến hành bỏ phiếu kín để chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trình Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ;
- Thông báo công khai kết quả xét chọn của Hội đồng cấp tỉnh trên Cổng giao tiếp điện tử và phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh trong thời gian 15 ngày làm việc; thông báo bằng văn bản kết quả xét chọn của Hội đồng cấp tỉnh đến UBND cấp huyện có cá nhân gửi hồ sơ xét chọn;
- Tiếp nhận ý kiến phản hồi về kết quả xét chọn của Hội đồng cấp tỉnh;
- Hoàn thiện hồ sơ đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Hai - năm 2018 đạt từ 90% số phiếu thành viên đồng ý trở lên trên tổng số thành viên Hội đồng;
- Gửi văn bản báo cáo kết quả xét chọn của Chủ tịch Hội đồng cấp tỉnh và 05 (năm) bộ hồ sơ quy định tại Khoản 2, Điều 11 Nghị định 62/2014/NĐ-CP đến Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ theo thời gian quy định trong Kế hoạch xét tặng;
- Thông báo bằng văn bản kết quả xét chọn đến UBND cấp huyện có cá nhân đã gửi hồ sơ đề nghị.
7. Thành lập, hoạt động của Hội đồng cấp tỉnh
- Hội đồng cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có từ 9 đến 12 thành viên. Thành phần Hội đồng cấp tỉnh gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh;
+ Phó chủ tịch Hội đồng là Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
+ Các Ủy viên Hội đồng.
- Cơ quan thường trực của Hội đồng cấp tỉnh là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ giúp Hội đồng thực hiện các công việc liên quan quy trình, thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng Quản lý Di sản văn hóa
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu lãnh đạo Sở:
+ Triển khai thực hiện Kế hoạch số 1613/KH-UBND ngày 25/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Xét tặng “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Hai - năm 2018 đảm bảo thời gian, chất lượng, tiến độ;
+ Ban hành Hướng dẫn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Hai - năm 2018 kèm theo các mẫu biểu cụ thể;
+ Phổ biến, hướng dẫn các nội dung thực hiện Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ; Quyết định số 3255/QĐ-BVHTTDL ngày 16/9/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Kế hoạch số 1613/KH-UBND ngày 25/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản khác liên quan đến công tác xét tặng;
+ Tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét tặng, kiểm tra thành phần, tính chính xác, hợp lệ của các tài liệu có trong hồ sơ; tổng hợp, lập danh sách các cá nhân đề nghị xét tặng của cấp huyện; tham mưu cho lãnh đạo Sở tổ chức Hội nghị kiểm tra, thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng;
+ Tiếp nhận, trả lời các kiến nghị của tổ chức, cá nhân (nếu có) liên quan đến công tác xét tặng.
- Chủ trì hướng dẫn, đôn đốc thực hiện Kế hoạch số 1613/KH-UBND ngày 25/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh; tiếp nhận, thẩm định, tổng hợp hồ sơ, lập danh sách các cá nhân đề nghị xét tặng; hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng theo quy định của huyện Phù Ninh và thành phố Việt Trì.
- Trực tiếp hướng dẫn xã Kim Đức (thành phố Việt Trì) hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng theo quy định.
- Phối hợp với Văn phòng Sở:
+ Chuẩn bị địa điểm, tài liệu và các điều kiện cần thiết để tổ chức tập huấn, phổ biến, hướng dẫn các nội dung thực hiện Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ; Quyết định số 3255/QĐ-BVHTTDL ngày 16/9/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Kế hoạch số 1613/KH-UBND ngày 25/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản khác liên quan đến công tác xét tặng;
+ Tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Hai - năm 2018; đề xuất, giới thiệu những cá nhân có uy tín cao về chuyên môn và nghề nghiệp hoặc các nhà nghiên cứu về các loại hình di sản văn hóa phi vật thể tham gia ủy viên Hội đồng cấp tỉnh;
+ Tham mưu, trình Chủ tịch Hội đồng cấp tỉnh thành lập Tổ thư ký giúp việc cho Hội đồng;
+ Kiểm tra, thẩm định, tổng hợp hồ sơ, lập Danh sách các cá nhân đề nghị xét tặng sau Hội nghị thẩm định của Sở; gửi tài liệu, hồ sơ đề nghị xét tặng đến các thành viên Hội đồng cấp tỉnh; tham mưu tổ chức phiên họp của Hội đồng cấp tỉnh, chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, phiếu bầu, biên bản và các nội dung liên quan khác phục vụ công tác xét tặng tại Hội đồng cấp tỉnh;
+ Hoàn thiện hồ sơ, tham mưu Hội đồng cấp tỉnh trình Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ theo quy định;
- Xây dựng dự toán kinh phí cho hoạt động tổ chức xét tặng của Hội đồng cấp tỉnh, tiền thưởng kèm theo danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” và các chi phí khác liên quan theo quy định tại Điều 4 Nghị định 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở phân công.
2. Văn phòng Sở
- Chủ trì, phối hợp với phòng Quản lý Di sản văn hóa và các đơn vị liên quan:
+ Chuẩn bị địa điểm, tài liệu và các điều kiện cần thiết để tổ chức tập huấn, phổ biến, hướng dẫn các nội dung thực hiện Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ; Quyết định số 3255/QĐ-BVHTTDL ngày 16/9/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Kế hoạch số 1613/KH-UBND ngày 25/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản khác liên quan đến công tác xét tặng;
+ Tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Hội đồng cấp tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Hai - năm 2018;
+ Tham mưu, trình Chủ tịch Hội đồng cấp tỉnh thành lập Tổ thư ký giúp việc cho Hội đồng;
+ Tổng hợp hồ sơ, lập Danh sách các cá nhân đề nghị xét tặng sau Hội nghị thẩm định của Sở; gửi tài liệu, hồ sơ đề nghị xét tặng đến các thành viên Hội đồng cấp tỉnh; tham mưu tổ chức phiên họp của Hội đồng cấp tỉnh, chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, phiếu bầu, biên bản và các nội dung liên quan khác phục vụ công tác xét tặng tại Hội đồng cấp tỉnh;
- Phối hợp với các cơ quan liên quan, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công bố quyết định và trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ hai - năm 2018 theo phương án Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở phân công.
3. Phòng Quản lý Văn hóa
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Sở; Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Phú Thọ, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh:
+ Phổ biến, tuyên truyền về các hoạt động xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” lần thứ Hai - năm 2018; đăng tải nội dung Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ, Quyết định số 3255/QĐ-BVHTTDL ngày 16/9/2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch số 1613/KH-UBND ngày 25/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các văn bản liên quan đến công tác xét tặng;
+ Thông báo danh sách các cá nhân đề nghị xét tặng trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh; đăng tải danh sách, bản khai thành tích của các cá nhân đề nghị xét tặng trên Cổng giao tiếp điện tử của tỉnh, Trang thông tin điện tử của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để các tổ chức, cá nhân liên quan truy cập tìm hiểu và lấy ý kiến nhân dân trong thời gian 15 ngày làm việc;
+ Thông báo công khai kết quả xét tặng của Hội đồng cấp tỉnh trên Cổng giao tiếp điện tử và các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh trong thời gian 15 ngày làm việc;
- Chủ trì hướng dẫn, đôn đốc thực hiện Kế hoạch số 1613/KH-UBND ngày 25/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh; tiếp nhận, thẩm định, tổng hợp hồ sơ, lập danh sách các cá nhân đề nghị xét tặng; hoàn thiện hồ sơ, thủ tục xét tặng theo quy định của các huyện: Lâm Thao, Đoan Hùng, Thanh Thủy, Cẩm Khê, Yên Lập và thị xã Phú Thọ, chuyển phòng Quản lý Di sản văn hóa tổng hợp chung.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở phân công.
4. Phòng Kế hoạch - Tài chính
- Chủ trì, phối hợp phòng Quản lý Di sản văn hóa, Văn phòng Sở và các đơn vị liên quan:
+ Tổng hợp dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kinh phí cho hoạt động tổ chức xét tặng của Hội đồng cấp tỉnh, tiền thưởng kèm theo danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” và các chi phí khác liên quan theo quy định tại Điều 4 Nghị định 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ;
+ Thẩm định, chuẩn bị nguồn kinh phí đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Kế hoạch số 1613/KH-UBND của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trình lãnh đạo Sở phê duyệt. Quản lý, cấp phát, thanh quyết toán kinh phí theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Sở phân công.
5. Bảo tàng Hùng Vương
- Chủ trì hướng dẫn, đôn đốc thực hiện Kế hoạch số 1613/KH-UBND ngày 25/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh; tiếp nhận, thẩm định, tổng hợp hồ sơ, lập danh sách các cá nhân đề nghị xét tặng; hoàn thiện hồ sơ, thủ tục xét tặng theo quy định các huyện: Hạ Hòa, Tam Nông, Thanh Sơn, Tân Sơn, Thanh Ba, chuyển phòng Quản lý Di sản văn hóa tổng hợp chung.
- Trực tiếp hướng dẫn xã Phượng Lâu (thành phố Việt Trì) hoàn thiện hồ sơ, thủ tục xét tặng theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Sở phân công.
6. Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị, thành
Tham mưu cho UBND các huyện, thị, thành:
- Phổ biến, hướng dẫn các nội dung thực hiện Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ và các văn bản liên quan công tác xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” đến UBND các xã, phường, thị trấn, các cá nhân là đối tượng được xét tặng;
- Chỉ đạo UBND cấp xã: Phổ biến, hướng dẫn các nội dung thực hiện Nghị định số 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014 của Chính phủ và các văn bản liên quan công tác xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”; hướng dẫn cho cá nhân thuộc đối tượng đề nghị xét tặng trên địa bàn làm hồ sơ; tiếp nhận hồ sơ của các cá nhân; hoàn thiện hồ sơ những trường hợp đủ tiêu chuẩn và điều kiện chuyển UBND cấp huyện xem xét;
- Hướng dẫn cho UBND cấp xã; các cá nhân trên địa bàn lập hồ sơ; tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư ở cơ sở (xã, phường, thị trấn) nơi cá nhân đề nghị xét tặng đang cư trú hoặc Hội nghề nghiệp nơi cá nhân đề nghị xét tặng đang hoạt động; tổ chức họp xét, lấy phiếu bầu về việc xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”, lập biên bản cuộc họp và gửi tờ trình kèm theo danh sách những cá nhân đủ tiêu chuẩn lên UBND cấp huyện.
7. Đề nghị Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật, Hội Di sản văn hóa, Hội Văn nghệ dân gian tỉnh quan tâm phổ biến, hướng dẫn cho các cá nhân thuộc phạm vi đơn vị theo dõi đạt đủ các tiêu chuẩn đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” lập hồ sơ đề nghị xét tặng theo quy định.
8. Đề nghị UBND các huyện, thị, thành: Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn; giao phòng Văn hóa và Thông tin chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuyên môn thuộc Sở được phân công hướng dẫn triển khai thực hiện Kế hoạch số 1613/KH-UBND ngày 25/4/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Xét tặng “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Hai - năm 2018 đảm bảo thời gian, chất lượng, tiến độ.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh đề nghị liên hệ với các đơn vị chuyên môn thuộc Sở được phân công hướng dẫn để được hướng dẫn, giải quyết kịp thời./.
__________________________________________________________________________________________
Bấm vào đây để tải các văn bản liên quan, các biểu mẫu
 
Các tin khác

thietkewebchuyen.com,congdongtin.com, muazui.com