Thứ 2 | 06/12/2021
      Phú Thọ được biết đến là mảnh đất thiêng liêng cội nguồn của dân tộc Việt Nam, là nơi lưu giữ nguồn tài nguyên văn hóa độc đáo của các dân tộc Việt Nam. Nền văn hóa đa sắc màu như một tấm khăn thổ cẩm được dệt nên từ chất liệu của gần 50 dân tộc anh em cùng chung sống trên mảnh đất này, tạo nên màu sắc đặc trưng cho mảnh đất Phú Thọ. Những nét đẹp của loại hình di sản văn hóa dân ca, dân vũ, dân nhạc của đồng bào dân tộc thiểu số còn lưu giữ được khá đa dạng và phongphú là niềm tự hào nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, nhất là trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay.

      Dân ca, dân vũ, dân nhạccủa các dân tộc thiểu số là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian được lưu truyền từ đời này qua đời khác, là di sản văn hóa thuộc vào 2 loại hình ngữ văn truyền miệng và lưu truyền bằng chữ viết được  lưu truyền qua nhiều thế hệ của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Phú Thọ. Những áng mo, hò đu,múa sênh tiền, múa trống đu, diễn xướng cồng chiêng, đâm đuốngngười Mường; hát đối đáp giao duyên, hát Sình ca, múa chim gâu, xúc tép của dân tộc Cao Lan; múa sinh tiền trong lễ cấp sắc dân tộc Dao, khèn lá dân tộc Mông…chính là loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc độc đáo,tiêu biểu cho văn hóa phi vật thể của các dân tộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

      Phú Thọ hiện có 58 xã  khu vực I, II, III thuộc  05 huyện: Đoan Hùng, Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Thuỷ và Yên Lập trong đó có 04 dân tộc Mường, Dao, Cao Lan và H’Mông  sinh sống tụ cư thành làng bản và duy trì thực hành văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Ngoài ra, có các dân tộc thiểu số có số lượng ít/rất ít hoặc định cư xen kẽ, không cư trú thành làng/bản, như: Nùng, Thái, Sán Dìu, Hoa (Hán), Thổ, Giáy, Tà Ôi…  Trong những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã luôn quan tâm, ban hành những chính sách đặc thù, các chương trình phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng cho đồng bào góp phần ổn định, phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao đời sống tinh thần, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Công tác bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn đạt được kết quả đáng ghi nhận góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Phú Thọ, khơi dậy lòng tự hào bản sắc văn hóa dân tộc, tinh thần đoàn kết, quảng bá giá trị văn hóa đặc sắc đến với nhân dân trong và ngoài tỉnh.

      Theo kết quả Tổng kiểm kê trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện có 259 di sản thuộc 7 loại hình di sản văn hóa phi vật thể thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, có 28 di sản thuộc loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc của 4 dân tộc Mường, Cao Lan, Dao, Mông thuộc danh mục di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số. Những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng về dân ca, dân vũ, dân nhạc đã và đang được tích cực nghiên cứu, sưu tầm, khôi phục, bảo vệ và khai thác giá trị trong đời sống cộng đồng.

      Giai đoạn 2016-2020, có 03 di sản văn hóa phi vật thể: Nghi lễ cấp sắc của người Dao Quần Chẹt, xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập; Lễ cấp sắc của người Dao Tiền xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn; Lễ Tết nhảy của người Dao Quần Chẹt, huyện Yên Lập được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận và đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

      Nhiều diễn xướng dân gian tiêu biểu như: Diễn tấu cồng chiêng, đâm đuống, chạm ống; múa sênh tiền, múa trống đu và hát ví, hát rang, múa mỡi của đồng bào dân tộc Mường huyện Thanh Sơn được phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị trong đời sống cộng đồng. Gắn với thực hành, nắm giữ, hướng dẫn và thực thi các nghi lễ và phong tục, tập quán, văn hoá truyền thống của dân tộc là các nghệ nhân, những người đang nỗ lực cống hiến sức lực, gìn giữ và trao truyền cho thế hệ sau vốn văn hóa và các giá trị tinh thần quý báu của dân tộc mình.Ghi nhận và vinh danh những nghệ nhân dân tộc thiểu số tiêu biểu, tỉnh Phú Thọ có 02 nghệ nhân dân tộc Mường được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”
 
Biểu diễn múa trống đu dân tộc Mường huyện Yên Lập tại Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng- ảnh Mai Sinh
 
      Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu UBND tỉnh ban hành, triển khai thực hiện Đề án Kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền di sản văn hóa truyền thống điển hình của các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, giai đoạn 2018 - 2020. Các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số quan tâm ban hành các đề án, kế hoạch để bảo tồn và phát triển di sản văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu sốnhư: Đề án kiểm kê, sưu tầm, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trên địa bàn giai đoạn 2017 – 2025 (Huyện Thanh Sơn); kế hoạch bảo tồn và phát triển một số loại hình văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2019 – 2025(Huyện Tân Sơn); Đề án kiểm kê, sưu tầm, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trên địa bàn giai đoạn 2017 – 2020 (huyện Thanh Thủy); Huyện Yên Lập xây dựng đề tài “Điều tra, sưu tầm, hệ thống hóa và phục dựng một số di sản văn hóa truyền thống tiêu biểu của người Dao Quần Chẹt trên địa bàn” giai đoạn 2019 - 2021...

      Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ cơ sở trong đó có phát huy hiệu quả các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc của đồng bào các dân tộc thiểu sốtrên địa bàn tỉnh. Tỉnh hiện có 306 câu lạc bộ của các dân tộc Mường, Mông, Dao với sự tham gia của gần 2.500 người thường xuyên hoạt động; tại các xã miền núi còn lưu giữ  hơn 700 chiếc cồng chiêng, 154 đuống, hơn 1.000 bộ trang phục truyền thống và nhiều bộ nhạc cụ khác phục vụ cho việc duy trì các hoạt động sinh hoạt văn hóa cộng đồng của đồng bào như: giao lưu văn nghệ, phục vụ các các sự kiện, các ngày kỷ niệm, ngày lễ, tết của các dân tộc trong huyện, ngày đại đoàn kết các dân tộc....

      Hàng năm trên địa bàn tỉnh, Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tổ chức định kỳ tại các huyện miền núi: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập trong chương trình "Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam"; tổ chức các hoạt động dân ca, dân vũ, dân nhạc tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng; tham dự lễ hội đường phố, các Chương trình cấp vùng, miền do các Bộ, ngành tổ chức như: Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc mở rộng lần thứ XIII tại Lào Cai (năm 2016); Ngày hội Văn hoá dân tộc Dao toàn quốc lần thứ Nhất tại Tuyên Quang (năm 2017). Thông qua hoạt động các hạt nhân văn nghệ quần chúng được giao lưu, gặp gỡ, thể hiện các tiết mục, làn điệu âm nhạc, điệu múa… tiêu biểu của dân tộc minh như: Hát ví, hát rang, đâm đuống, múa lập tĩnh, múa mỡi, múa chuông, múa khèn, kèn lá…
 
Biểu diễn cồng chiêng dân tộc Mường tham dự lễ hội đường phố- ảnh Mai Sinh
 
      Mặc dù công tác bảo tồn dân ca, dân vũ, dân nhạc đã được các cấp, ngành triển khai khá tích cực nhưng hiệu quả đạt được chưa cao, nhất là việc quảng bá giá trị các loại hình dân ca, dân vũ và các di sản văn hóa khác để thu hút khách du lịch. Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa của một số dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị mai một như tiếng nói, trang phục, chữ viết…; các giá trị văn hóa truyền thống của một số dân tộc thiểu số chưa được phát huy, thế hệ trẻ chưa tích cực tham gia vào hoạt động bảo tồn văn hóa của chính dân tộc mình mà hầu hết những cá nhân tham gia thực hành, trình diễn và nắm giữ các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc dân tộclà các thế hệ trung cao niên.

      Trong bối cảnh hiện nay, các loại hình âm nhạc truyền thống của đồng bào các dân tộc đang đứng trước những nguy cơ mai một, vấn đề bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị âm nhạc truyền thống các dân tộc đang được đặt ra cấp bách; Bởi công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có dân ca, dân vũ, dân nhạc gắn với phát triển du lịch cộng đồng không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục truyền thống, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần quảng bá văn hóa, du lịch, xây dựng thành các sản phẩm du lịch đặc sắc của địa phương nâng cao thu nhập cho Nhân dân mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

      Trong giai đoạn tiếp theo để thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình dân ca, dân nhạc, dân vũ của đồng bào các dân tộc thiểu sốcần triển khai các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu như: Tăng cường quảng bá, khai thác, phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể độc đáo phục vụ du lịch cộng đồng; Nghiên cứu có cơ chế hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình dân ca, dân nhạc, dân vũ của đồng bào các dân tộc; Triển khai hiệu quả Chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2030 với các nội dung duy trì và phát triển các đội văn nghệ, câu lạc bộ văn nghệ dân gian; định hướng sưu tầm, tư liệu hóa các bài hát, điệu múa truyền thống, nghi thức diễn xướng dân gian của các dân tộc trên địa bàn; tăng cường công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa nghệ thuật; tổ chức đoàn diễn viên, nghệ nhân các tham gia giao lưu, biểu diễn, giới thiệu các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống trong và ngoài nước; Tổ chức các ngày hội, giao lưu, hội thi, hội diễn văn nghệ cấp tỉnh và cấp huyện. Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ, nghi thức diễn xướng dân gian, các giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một, thất truyền để truyền dạy cho lớp trẻ...

      Với những nỗ lực chung tay của chính quyền và đồng bào dân tộc thiểu số hi vọng rằng những làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh sẽ gìn giữ và phát huy để lan tỏa và khẳng định sức sống với thời gian.....

 
Hồng Vân
Các tin khác

thietkewebchuyen.com,congdongtin.com, muazui.com