Chủ nhật | 27/10/2024

baophutho.vnThực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, huyện Yên Lập đã thực hiện các giải pháp bảo tồn, gìn giữ, phát huy có hiệu quả các bản sắc, giá trị văn hóa truyền thống, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng.

Điệu múa Cây bông của đồng bào Mường được truyền dạy ở xã Lương Sơn.

Thời gian qua, huyện tập trung duy trì, gìn giữ, bảo tồn các bản sắc văn hóa truyền thống, di sản văn hóa, lịch sử. Huyện có Lễ cấp sắc của người Dao Quần Chẹt xã Xuân Thủy, Tết nhảy của người Dao Quần Chẹt huyện Yên Lập, tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ mở cửa rừng của người Mường Yên Lập được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Bên cạnh đó, huyện còn có các di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh như: Đình Phục Cổ, xã Minh Hòa; căn cứ Tôn Sơn - Mộ Xuân, xã Xuân An...

Dự án 6 được triển khai trên địa bàn huyện góp phần khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; hỗ trợ cơ sở vật chất, trang, thiết bị văn hóa cho vùng DTTS để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Công tác nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng, lưu giữ, bảo tồn, truyền dạy, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống được quan tâm triển khai. Việc liên kết, hợp tác trong bảo tồn văn hóa; tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc có nhiều đổi mới, sáng tạo.
Thực hiện Dự án 6, theo nguồn vốn sự nghiệp, tổng kế hoạch vốn giai đoạn 2021-2024 là trên 2,5 tỷ đồng, đến nay đã giải ngân gần 20%. Theo đó, đã tổ chức hỗ trợ hoạt động văn nghệ truyền thống (trang phục, đạo cụ, thù lao...) cho 3 đội văn nghệ (khu 1, xã Mỹ Lung; khu Hon, xã Xuân An; khu Đâng, xã Trung Sơn), nguồn vốn còn lại đang tiếp tục triển khai hỗ trợ hoạt động văn nghệ truyền thống cho 9 đội văn nghệ trên địa bàn các xã.

Đối với nguồn vốn đầu tư, tổng kế hoạch vốn giai đoạn 2021-2024 là trên 30 tỷ đồng, đến nay đã giải ngân trên 25 tỷ đồng. Thực hiện đầu tư 3 công trình điểm du lịch trải nghiệm di sản, điểm du lịch tiêu biểu vùng đồng bào DTTS và miền núi gắn với di tích lịch sử tại các xã Mỹ Lung, Xuân An, Minh Hòa; đến nay cơ bản các công trình đã thi công xong, đang trong giai đoạn hoàn thiện để bàn giao, đưa vào sử dụng.

Xã Mỹ Lung có cảnh quan, nhiều thác nước đẹp có thể khai thác phục vụ du lịch như: Thác Quạt, thác Dùng, thác 100 tầng. Nguồn sinh thủy phong phú là nơi khởi nguồn cho giống nếp đặc sản Gà Gáy Mỹ Lung - sản phẩm OCOP của tỉnh. Cùng với đó, văn hóa truyền thống của đồng bào Mường, Dao vẫn được gìn giữ. Thực hiện Dự án 6, xã được hỗ trợ triển khai xây dựng điểm du lịch tiêu biểu gắn với phát triển vùng trồng lúa nếp Gà Gáy của người Mường.

Đồng chí Đinh Tiến Duật - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với du lịch mở ra hướng mới cho phát triển kinh tế địa phương. Các di tích lịch sử, nghệ thuật trình diễn dân gian của đồng bào DTTS được gìn giữ cùng việc phục chế công cụ, dụng cụ lao động sản xuất, nghề thủ công truyền thống, phát triển sản phẩm nếp Gà Gáy đặc trưng... gắn việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa - lịch sử với phát triển du lịch cộng đồng sẽ góp phần tạo sinh kế cho người dân”.
Thông qua triển khai Dự án giúp Nhân dân hiểu rõ hơn về vai trò, ý nghĩa của việc bảo tồn văn hóa dân tộc; phong trào văn hóa văn nghệ phát triển, nâng cao đời sống tinh thần bằng những hoạt động thiết thực. Đồng thời, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thồng của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nguyễn Huế
Dẫn nguồn: 
Góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số

Các tin khác
 
Thời tiết

thietkewebchuyen.com,congdongtin.com, muazui.com