Thứ 3 | 30/07/2024

Phạm Bá Khiêm *

     Hội VNDG là một tổ chức thành viên của Ủy ban mặt trận tổ quốc và của Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Phú Thọ, được thành lập ngày 6/12/1967. Đến nay đã tròn 57 năm đồng hành, phát triển cùng sự nghiệp VHTT&DL trên quê hương Đất Tổ Hùng Vương.
     Dưới sự quẩn lý nhà nước của Sở VHTT&DL, qua thực tiễn gần 60 năm hoạt động và đặc biệt là trong nhiệm kỳ 5 năm trở lại đây (2018 - 2023 ) mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh phí, chưa có được điều kiện thuận lợi về cơ chế hoạt động và chính sách đãi ngộ, nhưng hầu hết hội viên Hội VNDG Phú Thọ đã vượt qua mọi trở ngại về sức khỏe, thời gian, kinh phí, phương tiện, để vượt lên chính mình góp phần đưa các nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Họ xứng đáng là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng và văn hóa.
     
Tổ chức bộ máy của Hội Văn nghệ dân gian Phú Thọ liên tục được kiện toàn, củng cố; số hội viên ngày càng đông (hiện tại có 21 hội viên Hội VNDG Việt Nam, 214 hội viên Hội VNDG Phú Thọ), sản phẩm nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn giới thiệu ngày càng nhiều; vị thế xã hội của Hội ngày càng được nâng cao, nhiều hội viên có kinh nghiệm, có khả năng nghiên cứu, có uy tín nghề nghiệp đã trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên ngành văn hóa xã hội của tỉnh.
     
Đặc biệt từ sau khi Nghị định 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 và Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ  qui định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội. Hầu hết các Hội chính trị - xã hội - nghề nghiệp trong đó có Hội Văn nghệ dân gian được điều chỉnh hoạt động theo nguyên tắc: Tự nguyện, tự quản; dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch; tự đảm bảo kinh phí hoạt động; không vì mục đích lợi nhuận; tuân thủ hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.
     
Xuất phát từ yêu câu thực tế, do số hội viên Hội văn nghệ dân gian Phú Thọ về cơ bản là cán bộ các ngành văn hóa, giáo dục và một số ngành khác đã nghỉ hưu, tuổi đời cao (80 % trên 60 tuổi); nhiều hội viên sức khỏe yếu nên không tham gia hoạt động được; cơ quan thường trực Hội không được bố trí cán bộ định biên chuyên trách; kinh phí hoạt động đều do Sở VHTT&DL và một phần do Liên hiệp các Hội KHKT cấp hỗ trợ (chủ yếu chi văn phòng phẩm và tổ chức Hội nghị Ban thường vụ, Ban chấp hành sơ kết. tổng kết). Có thể nói, đây là giai đoạn thước đo để kiểm định, đánh giá sự yêu mến, lòng nhiệt tình của hội viên Hội văn nghệ dân gian Phú Thọ. Nhiều cây đại thụ của hội như các cụ: Nguyễn Khắc Xương, Dương Huy Thiện, Vũ Kim Biên, Nguyễn Xuân Đài, Quách Văn Khuyến, Bùi Kiệm, Lê Văn Nhiễu, Đặng Nhâm, Nguyễn Bá Tùng, Lê Cảnh Trận, Nguyễn Kim Trân, Lê Đàm, Nguyễn Đức Cơ, Phạm Đăng Ninh, Trần Văn Mễ….và một số nghệ nhân dân gian như: Nguyễn Văn Vị, Nguyễn Thị Nhân, Phạm Thị Bang, Nguyễn Thị Át, Nguyễn Thị Hội, Bùi Thị Ý, Nguyễn Văn Đọc, Lê Xuân Ngũ… là những báu vật nhân văn sống đã lần lượt ra đi mãi mãi khi mà nhiều trang ghi chép, sưu tầm vẫn đang còn là tập bản thảo để lưu truyền cho hậu thế còn chưa được xuất bản. Lớp trẻ hiện tại tuy có học thức, có sự hiểu biết, song còn hạn chế về sự từng trải để yêu thích văn nghệ dân gian, để suy ngẫm chân lý “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”, “Văn hóa còn thì dân tộc còn”, mặt khác do tác động của hội nhập quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là làn sóng công nghệ thông tin 4.0, 5.0 phát triển…nên chưa thực sự mặn mà với Hội.
     
Trong hoạt động hội, tuy còn nhiều khó khăn chồng chất, song được sự quan tâm chỉ đạo động viên kịp thời của lãnh đạo tỉnh, sự ủng hộ giúp đỡ của Sở VHTT&DL, LHH KHKT, LH Hội văn học nghệ thuật, các sở, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã; các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền trong và ngoài tỉnh đã cổ vũ cho đông đảo hội viên của Hội từ các hội viên cao niên ngoài 80 tuổi đến tất cả các hội viên khác tiếp tục say mê nghiên cứu, sưu tầm, truyền dạy và phổ biến, xuất bản các ấn phẩm văn nghệ dân gian để quảng bá giá trị các di sản văn hóa phi vật thể vùng Đất Tổ.
     
Hội văn nghệ dân gian tỉnh đã phối hợp với Sở VHTT&DL tổ chức biên tập xuất bản  tổng tập “ Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam” gần 1.000 trang (năm 2012); sách “Tổng tập Hát Xoan Phú Thọ” dày gần 1000 trang (năm 2017).  Đây thực sự là những tư liệu quí để nghiên cứu, nhận biết về di sản văn hóa phi vật thể, về lễ hội dân gian vùng Đất Tổ Hùng Vương và đặc biệt là về di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại: “Hát Xoan Phú Thọ”; “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”, “Ca Trù”, “Hát Chèo” ở Phú Thọ.
   
Chi hội VNDG thị xã Phú Thọ xuất bản sách “Văn hóa dân gian thị xã Phú Thọ” (2018); Chi hội huyện Tam Nông xuất bản sách “ Di sản văn hoá huyện Tam Nông”; sách kỷ yếu hội thảo khoa học “Lý Bí với quê hương Tam Nông” (2014).
     
Một số hội viên nhận được sự giúp đỡ về kinh phí của TW Hội VNDG Việt Nam và kinh phí của cá nhân đã xuất bản một số đầu sách nghiên cứu về văn hóa dân gian vùng Đất Tổ do mình chủ trì nghiên cứu, sưu tầm được: hội viên Nguyến Khắc Xương với “Truyền thuyết Hùng Vương và Bình minh lịch sử” (2012), “ Ví giao duyên nam nữ đối ca” (2012); hội viên Dương Huy Thiện với “Văn hóa dân gian Mường” 2014, “Một đời làm theo lời Bác” (2015);  hội viên Nguyễn Hữu Nhàn với “Sau bức màn truyền thuyết” (2012); các hội viên Đoàn Hải Hưng, Trần Văn Thục, Nguyễn Phi Nga với  “Làng cười Văn Lang” (2013); hội viên Phạm Bá Khiêm với “Đền Hùng và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” (2013), “Văn hóa dân gian Lâm Thao” (2017); hội viên Nguyễn Anh Tuấn với “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” (2015); hội viên Đặng Đình Thuận “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, nền tảng văn hóa gia đình vùng Đất Tổ” (2016); hội viên Nguyễn Mai Thoa với “Hội Phết Hiền Quan” (2016); hội viên Phạm Thị Thiên Nga với “Văn hóa dân gian dân tộc Dao ở Phú Thọ” (2018)...
     
Nhiều hội viên đã tích cực, chủ động, nhiệt tình phối hợp điền dã, khảo sát, điều tra tư liệu, tích cực nghiên cứu và có nhiều đóng góp trong việc xây dựng hồ sơ khoa học “Ca trủ của người Việt” (năm 2009) và “ Hát Xoan Phú Thọ” (năm 2011 & 2015); hồ sơ “ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” (2011); “Hát Chèo” (2023) trình UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; “Lễ hội đình, đền Đào Xá”, “Hội Trò Trám Tứ Xã” (năm 2016); “Hội Phết Hiền Quan” (năm 2017), “Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ” (2018), “Lễ hội đền Lăng Sương” (2018) … trình Bộ trưởng Bộ VHTT&DL công nhận DSVH PVT quốc gia và hiện nay đang tiếp tục đóng góp nhiều công sức, trí tuệ vào việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa này.
     
Từ 2018 đến nay,  Hội VNDG Phú Thọ đã tổ chức được một số lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho hội viên và một số hội nghị tư vấn phản biện các dự án liên quan đến VHDG trên địa bàn tỉnh; hàng năm phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức hoạt động trò chơi dân gian tại Bảo tàng Hùng Vương trong dịp tết Nguyên đán và tổ chức nhiều hoạt động VHDG phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương - lễ hội Đền Hùng; lễ hội đường phố tại thành phố Việt Trì; ngày hội VHTT&DL các dân tộc vùng Đông Bắc, Tây Bắc và nhiều hoạt động sự kiện khác của tỉnh, vùng, khu vực và toàn quốc... 
     
Một số hội viên còn trong độ tuổi công chức hiện đang công tác tại Sở VHTT&DL và Khu Di tích lịch sử Đên Hùng đã tích cực nghiên cứu và có nhiều đóng góp trong việc bâỏ vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đại diện của nhân loại  “Hát Xoan Phú Thọ” và “ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”. 
     
Trong suốt cả nhiệm kỳ, Hội VNDG tỉnh đã phối hợp với Sở VHTT&DL, Khu di tích lịch sử Đền Hùng, các cơ quan đơn vị liên quan tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng tại thành phố Việt Trì và các địa điểm di tích có tổ chức lễ hội thờ cúng Hùng Vương trên địa bàn tỉnh, đảm bảo trang nghiêm, thành kính, đúng nghi thức truyền thống; tạo không khí vui tươi phấn khởi phục vụ du khách thập phương về dự lễ hội và thăm viếng Đất Tổ Hùng Vương. Tổ chức nhiều hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của Hát Xoan Phú Thọ và văn nghệ dân gian vùng Đất Tổ. Tích cực tham gia, phối hợp tuyên truyền quảng bá Ca Trù, Hát Xoan Phú Thọ, Tín ng­ưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ đ­ược UNESCO công nhận là di sản văn hóa PVT cần bảo vệ khẩn cấp và ghi danh DSVH PVT đại diện của nhân loại.
     
Hội VNDG Phú Thọ đã tổ chức được một số lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho hội viên và tham gia một số hội nghị tư vấn phản biện các dự án liên quan đến VHDG trên địa bàn tỉnh. Hàng năm phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức hoạt động trò chơi dân gian tại Bảo tàng Hùng Vương trong dịp tết Nguyên Đán và tổ chức nhiều hoạt động VHDG phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương - lễ hội Đền Hùng; lễ hội VHDG đường phố tại thành phố Việt Trì; ngày hội VHTT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc và nhiều hoạt động sự kiện khác của tỉnh, vùng, khu vực và toàn quốc... 
     
Một số hội viên còn trong độ tuổi công chức hiện đang công tác tại Sở VHTT&DL và Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã tích cực nghiên cứu và có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đại diện của nhân loại  “Hát Xoan Phú Thọ” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” và đặc biệt đang nghiên cứu những hình thức phù hợp để ứng dụng VNDG thành sản phẩm du lịch đặc thù DSVH vùng Đất Tổ.
     
Tham gia xây dựng 04 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu: Lễ hội Trò Trám, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao; Lễ hội đình Đào Xá, xã Đào Xá, lễ hội Đền Lăng Sương, xã Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy; Lễ hội đền Mẫu Âu Cơ, xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa trình, được Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL công nhận, đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hiện đang tiếp tục phối hợp lập hồ sơ khoa học Hội Phết Hiền Quan đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
     
BCH tỉnh Hội và các BCH Chi hội cơ sở khắc phục khó khăn về biên chế, trụ sở, kinh phí hoạt động, luôn yên tâm yêu nghề và nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác chuyên môn, thường xuyên sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến và truyền dạy văn nghệ dân gian trên địa bàn tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng ở tỉnh và ở TW. Các hội viên: Phạm Bá Khiêm, Nguyễn Đắc Thủy, Đặng Đình Thuận, Nguyễn Hữu Nhàn, Dương Quỳnh Hoa, Hà Quang Phùng, Hà Tuấn Linh, Đoàn Hải Hưng… và một số hội viên khác đã tích cực phối hợp với Đài PT&TH tỉnh để tuyên truyền chuyên đề về Văn hóa, văn nghệ dân gian trên sóng.
     
Nhiều hội viên đã tích cực tham gia, phối hợp tuyên truyền quảng bá di sản "Hát Xoan Phú Thọ" và " Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" và di sản văn hóa văn nghệ dân gian Phú Thọ trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, trang Website của Sở VH,TT&DL; Tập san “ Trí thức Đất Tổ, Phổ biến kiến thức” của Liên hiệp các Hội KH&KTPT và Báo Phú Thọ nhân dịp Lễ hội Đền Hùng năm Tân Sửu- 2021 và các ngày kỷ niệm của tỉnh, của đất nước. Viết và tuyên truyền trên 50 bài (10 - 12 bài / năm) về di sản văn hóa và văn nghệ dân gian trên tạp chí Văn nghệ Đất Tổ; Trí thức Đất Tổ; trang Website của Sở VHTTDL;  VHTT&DL; Báo Phú Thọ và Tạp chí "Nguồn Sáng dân gian" của Hội VNDG Việt Nam…
     
Phối hợp với Đài PT&TH thực hiện chuyên mục “Văn hóa, văn nghệ Đất Tổ” tuyên truyền nét đẹp các phong tục, tập quán truyền thống trong dịp mùa xuân và phong tục đi lễ hội mùa xuân hàng năm; trong những năm thực hiện phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và Bảo tồn di sản văn hóa trong bối cảnh CNH - HĐH đất nước. Tham gia hội thảo khoa học “ Truyền thuyết Hùng Vương với công nghệ làm phim 3D”.
   
Đã có một số hội viên tự đầu tư kết hợp thực hiện xã hội hóa kinh phí để xuất bản một số đầu sách như: Hội viên Nguyễn Đắc Thủy với “ Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ” (2019); hội viên Nguyễn Đình Vỵ cùng Nguyễn Thế Lượng với “Văn hóa dân gian huyện Hạ Hòa” (2023); hội viên Nguyễn Đình Vỵ với “Vũ Ẻn làng xưa” (2019); hội viên Trần Văn Thục với “Văn hóa, văn học dân gian Phú Thọ” (2022); hội viên Nguyễn Anh Tuấn với “Đình làng” (2022); hội viên Nguyễn Hữu Nhàn cùng Phạm Thị Thiên Nga với “Văn hóa dân gian dân tộc Dao ở Phú Thọ” (2018); hội viên Đoàn Hải Hưng cùng Bùi Thị Mai Lan với “Bảo tồn và phát huy các giá trị của hát Xoan tại Phú Thọ hiện nay” (2023). Các hội viên Phạm Bá Khiêm, Đặng Đình Thuận, Nguyễn Đình Vỵ, Đoàn Hải Hưng, Nguyễn Thế Lượng, Trân Thị Liên, Trần Quang Minh, Nguyễn Anh Tuấn, Chu Thị Hảo đã có từ 3 - 5 bài được sử dụng in trong “Tuyển tập lý luận phê bình và VNDG” do Hội LH Văn học nghệ thuật Phú Thọ xuất bản năm 2023.
     
Một số hội viên đã được nhận giải thưởng của Trung ương và của tỉnh: Hội viên Nguyễn Hữu Nhàn được giải thưởng Nhà nước (2023); các hội viên: Nguyễn Hữu Nhàn, Nguyễn Ngọc Tăng, Đoàn Hải Hưng, Trần Văn Thục với “Di sản Văn hóa, văn nghệ dân gian thị xã Phú Thọ” (2020) đạt giải Ba B của Hội VNDG Việt Nam; hội viên Phạm Bá Khiêm với công trình nghiên cứu, sưu tầm “Văn hóa, văn nghệ dân gian Việt Trì” (2023) đạt giải Ba B của Hội VNDG Việt Nam; có bài “Tinh thần dân tộc trong Ngọc phả Hùng Vương” đạt giải khuyến khích giải thưởng báo chí tỉnh Phú Thọ năm 2023; bài nghiên cứu về “Tục thờ cúng hồn lúa và lễ hội xuống đồng vùng Đất Tổ” được Hội nhà báo Việt Nam hỗ trợ kinh phí cho tác phẩm có chất lượng cao. Hội viên Nguyễn Anh Tuấn với “Đình làng” đạt giải A về Nghiên cứu Lý luận phê bình và VNDG - LH Hội VHNT Phú Thọ năm 2023; hội viên Trần Văn Thục với “Di sảnVăn hóa dân gian trên vùng kinh đô cổ Văn Lang” đạt giải thưởng do Liên hiệp các hội KHKT tỉnh Phú Thọ trao năm 2022; hội viên Phạm Hoàng Oanh phối hợp với các tác giả: GS.Ts Nguyễn Chí Bền và Nhà nghiên cứu Lê Trường Giang với “ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” đạt giải Ba A của Hội VNDG Việt Nam năm 2023; hội viên Đoàn Hải Hưng cùng Bùi Thị Mai Lan với “Bảo tồn và phát huy các giá trị của hát Xoan tại Phú Thọ hiện nay” đạt giải khuyến khích của Hội VNDG năm 2020.
      
Hội viên Chi hội VNDG thị xã Phú Thọ, Chi hội VNDG huyện Lâm Thao, Chi hội Thanh Sơn đã tổ chức được nhiều buổi nói chuyện về Văn nghệ dân gian tại các trường học trên địa bàn huyện, thị.
     
Các hội viên cao tuổi - báu vật nhân văn sống của văn hóa dân gian - hiện sức khỏe yếu, mắt mờ chân chậm dù chưa nhận được nhiều sự quan tâm đãi ngộ của nhà nước cả về vật chất lẫn tinh thần, song cũng vẫn đang rất nhiệt tình tích cực nghiên cứu, biên tập hệ thống các  ấn phẩm văn hóa dân gian để mong sao lưu thế cho đời những giá trị di sản văn hóa phi vật thể nhằm góp phần giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước cho lớp lớp con cháu mai sau, đồng thời góp phần phục vụ nghiên cứu phát triển du lịch - ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh hiện tại và tương lai.
     
Có thể nói, sự đóng góp của Hội VNDG không thể chỉ rõ bằng số lượng vật chất hay kinh tế cụ thể được; điều quan trọng ở đây là sản phẩm của VNDG đã góp phần đưa giá trị di sản van hóa, văn nghệ dân gian trở thành nền tảng tinh thần của xã hội và thực sự là tài sản để phát triển du lịch.
     Với niềm tin như vậy, trong những năm qua Hội VNDG Phú Thọ đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần không nhỏ vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến , đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc trên quê hương đất Tổ Vua Hùng. Nhiều hội viên đã được tặng thưởng giải thưởng của Nhà nước, của tỉnh và bằng khen của Hội VGDG Việt Nam. Năm 2012 nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương và nhà văn Ngô Ngọc Bội; năm 2023 nhà văn, nhà nghiên cứu VH, VNDG Nguyễn Hữu Nhàn là hội viên Hội văn nghệ dân gian Phú Thọ được tặng giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật Việt Nam.
     
Tính đến thang 6 năm 2024, Trung ương Hội VNDG Việt Nam đã phong tặng 41 nghệ nhân (trong đó có 38 nghệ nhân hát Xoan, 2 nghệ nhân hát Ghẹo, 1 nghệ nhân hát Ca trù) danh hiệu Nghệ nhân dân gian Việt Nam; UBND Tỉnh Phú thọ phong tặng 63 người  là Nghệ nhân hát Xoan Phú Thọ.
      
Có được những thành tích nêu trên, trước hết là nhờ được sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; đặc biệt là ủng hộ thường xuyên của Sở VHTT&DL và của Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh; sự hướng dẫn, khích lệ, động viên, khen thưởng và giúp đỡ vô tư của Trung ương Hội VNDG Việt Nam, Sở khoa học công nghệ, Sở Giáo dục đào tạo, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo phú Thọ, Hội liên hiệp văn họa nghệ thuật và các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; của Huyện ủy, UBND các huyện, thành, thị và đặc biệt là của nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Song điều quan trọng nhất phải nói đến, đó là sự nhiệt huyết, đầy cố gắng của toàn thể hội viên Hội VNDG tỉnh Phú Thọ.
     
Nhân dịp Đại hội tổng kết hoạt động của hội trong cả nhiệm kỳ VII (2018 - 2023), toàn thể hội viên Hội VNDG tỉnh Phú Thọ xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Hội VNDG Việt Nam, Sở Văn hóa, thể thao & du lịch, Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh, Liên hiệp Hội VHNT tỉnh và các cơ quan, đơn vị, các huyện, thị, thành và đông đảo nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã luôn giành sự quan tâm đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi và luôn đồng hành cùng sự phát triển của Hội trong suốt chặng đường đã qua.
     
Những người làm công tác nghiên cứu, sưu tầm, truyền dậy, phổ biến VHDG trên quê hương Đất Tổ Vua Hùng mãi mãi ghi nhớ công lao của các lớp hội viên, tiêu biểu là cố Chủ tịch hội Đặng Văn Đăng (nhà thơ Bút Tre), các nhà nghiên cứu lão thành Nguyễn Khắc Xương, Dương Huy Thiện, Vũ Kim Biên, Lê Nhiễu, Nguyễn Văn Bằng, Dương Văn Thâm, Bùi Kiệm...là những người có công đặt nền móng cho sự phát triển của Hội VNDG tỉnh Phú Thọ hôm nay./.

Tháng 7 - 2024
P.B.K 

* Địa chỉ liên hệ:  Phạm Bá Khiêm - Chủ tịch Hội VNDG tỉnh Phú Thọ.
Số nhà 79, phố Hàn Thuyên, khu Tân Tiến, phường Tân Dân, TP Việt trì, tỉnh Phú Thọ. SDĐ: 0913351845.

Các tin khác

thietkewebchuyen.com,congdongtin.com, muazui.com