Thứ 3 | 17/11/2015
Nguồn cội của Hát Xoan gắn với những huyền thoại của thời đại Vua Hùng dựng nước. Các phường Xoan gốc đều nằm trong những ngôi làng cổ trên địa bàn trung tâm nước Văn Lang (nay là thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ); vì vậy Hát Xoan còn bảo lưu được nhiều yếu tố văn hóa cổ của thời đại bình minh dựng nước. Kết nối tuyên truyền, quáng bá cho di sản chính là sự tạo dựng vị thế di sản trong nhận thức của cộng đồng. Đó cũng chính là những sản phẩm du lịch đặc thù, góp phần tuyên truyền, quảng bá để mọi người hiểu biết sâu sắc hơn, nhận diện rõ ràng hơn, tạo sức lan tỏa và thân thiện hơn với cồng đồng khán giả Hát Xoan Phú Thọ. Làm tốt việc kết nối hoạt động tuyên truyền là giải pháp hữu hiệu nâng tầm di sản văn hoá...
1.Tuyên truyền - Nâng tầm nhận thức.
 Bắt nguồn từ tục hát thờ các vua Hùng, thờ các vị Thành hoàng làng, Hát Xoan thuộc loại hình dân ca lễ nghi phong tục, là lối hát cửa đình, hội tụ đa yếu tố nghệ thuật như nhạc, hát, múa... Có 3 hình thức hát Xoan: Hát nghi lễ, thờ  các Vua Hùng và thần Thành hoàng làng; hát qủa cách cầu mùa tốt tươi, cầu sức khỏe, công danh và hát hội giao duyên nam nữ. Mặc dù, bốn phường Xoan gốc là Phù Đức, Kim Đới, Thét và An Thái nằm ở hai xã Kim Đức và Phương Lâu thuộc tỉnh Phú Thọ nhưng hát Xoan lại ghi dấu ấn tại nhiều làng quê đôi bờ sông Lô, sông Thao thuộc địa bàn của hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Bởi lẽ, từ xa xưa bốn phường Xoan cổ này thường được cộng đồng 30 làng, 18 xã trong 10 huyện, thuộc địa bàn hai tỉnh mời đến biểu diễn mỗi dịp lễ hội tại địa phương.
Trong thời đại ngày nay, khi cả nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế; di sản văn hóa phi vật thể đã và đang chịu nhiều tác động của xã hội hiện đại, công nghệ thông tin, nhiều loại hình giải trí ra đời và ngày càng phát triển lấn át nghệ thuật dân gian truyền thống. Hát Xoan Phú Thọ đang đứng trước nguy cơ bị mai một và thất truyền nếu chúng ta không có những giải pháp tích cực để bảo vệ và phát huy thiết thực hiệu quả nhất.
Ngày 24 tháng 11 năm 2011 Hát Xoan vinh dự được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.
Để bảo tồn, giữ gìn và khai thác giá trị của di sản Hát Xoan, phấn đấu  năm 2016 hoàn thành kế hoạch đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng cần  bảo vệ khẩn cấp; đồng thời phát huy giá trị của Hát Xoan Phú Thọ trong việc thúc đẩy ngành du lịch phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Việc đề ra những giải pháp cụ thể để kết nối tuyên truyền, quảng
----------
* PGĐ Sở VHTT&DL -  Phó Chủ tịch Hội DSVH tỉnh Phú Thọ.
bá Hát Xoan Phú Thọ nhằm mục tiêu vừa bảo tồn vừa phát huy giá trị của di sản để phục vụ lợi ích cộng đồng; tích cực tuyên truyền, quảng bá giá trị di sản văn                           hóa để người dân có kiến thức nhận diện về Hát Xoan và trực tiếp tham gia bảo vệ, thực hành nhằm phát huy giá trị của di sản, từ đó thu hút bạn bè quốc tế tới thamquan du lịch là hết sức cấp thiết. Kết nối tuyên truyền quảng bá di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp “Hát Xoan Phú Thọ” với “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, di sản văn hoá đại diện của nhân loại là một trong những công việc trọng tâm của Đảng bộ và nhân dân Phú Thọ.
2. Tuyên truyền - Nâng tầm Di sản văn hoá.
 Ngay sau khi hát Xoan Phú Thọ được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại, tỉnh Phú Thọ đã có nhiều biện pháp tích cực để tuyên truyền, quảng bá nhằm nâng cao nhận thức, giới  thiệu ý nghĩa, giá trị lịch sử, trách nhiệm bảo vệ di sản văn hoá Hát Xoan gắn với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương ở Phú Thọ.
Xác định các phương tiện thông tin đại chúng là công cụ tuyên truyền, quảng bá nhanh nhất, rộng rãi nhất để giá trị của di sản đến được với đông đảo quần chúng nhân dân trong và ngoài tỉnh cùng bạn bè quốc tế. UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành liên quan, các cơ quan tuyên truyền ở tỉnh ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền di sản“Hát Xoan Phú Thọ” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương”. Theo đó, Cổng giao tiếp điện tử; Đài phát thanh truyền hình tỉnh; Báo Phú Thọ; Tạp chí văn nghệ Đất Tổ đã cùng mở chuyên trang, chuyên mục, nâng cao chất lượng tin, bài, thường xuyên cập nhật thông tin, trả lời câu hỏi của bạn đọc về nội dung tìm hiểu Hát Xoan, đăng tải video clip về Hát Xoan, lời bài hát Xoan, truyền dậy Hát Xoan...kết nối tuyên truyền tăng thời lượng phát sóng , quảng bá về di sản hát Xoan Phú Thọ đến với đông đảo nhân dân trong, ngoài nước và bạn bè quốc tế.
  Sở VH,TT & DL là đầu mối khâu nối kế hoạch với các cơ quan tuyên truyền của Trung ương và của tỉnh; thường xuyên cập nhật thông tin, tư liệu về các hoạt động liên quan đến Hát Xoan, các nghệ nhân - những “báu vật nhân văn sống” - người giữ lửa, gữi “hồn, cốt” di sản để cung cấp nội dung tuyên truyền. Thường xuyên chú trọng xây dựng dữ liệu để lưu giữ và giới thiệu, tạo điều kiện cho cộng đồng tiếp cận thông tin tại bảo tàng Hùng Vương và tại trạm vệ tinh ngân hàng dữ liệu Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Duy trì chuyên mục tuyên truyền về Hát Xoan Phú Thọ trên trang điện tử của Sở VHTT&DL. Biên tập, xuất bản sách, tờ gấp, tờ rơi có nội dung ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu dưới dạng hỏi - đáp về Hát Xoan Phú Thọ.Thông qua các tài liệu này đã giúp cho bạn đọc trong nước và quốc tế có nhu cầu tìm hiểu hát Hát Xoan Phú Thọ để nghiên cứu và tham quan, du lịch.  
Đã phối hợp với các cơ quan chuyên ngành của Trung ương và địa phương biên soạn các nội dung cơ bản về di sản Hát Xoan Phú Thọ để  phiên dịch ra tài liệu tuyên truyền bằng  tiếng Anh, nhằm mục đích giới thiệu rộng rãi di sản văn hóa Hát Xoan với nhân dân các nước trên thế giới. Đã tổ chức thu thanh, ghi hình và xuất bản 3000 đĩa DVD về Hát Xoan có lời giới thiệu bằng tiếng Anh và 4000 sách, đĩa CD, DVD “ Hát Xoan Phú Thọ" bằng tiếng Việt.  Năm 2014, phối hợp NXB Âm nhạc ghi hình, biên tập xuất bản 1000 đĩa DVD giới thiệu 26 bài hát Xoan, trong đó có quả cách “Chơi dâu cách” lần đầu được công bố.
Công tác nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, lưu trữ và xuất bản tư liệu Hát Xoan đã được tiến hành từ thập niên 60 của thế kỷ XX với các tác giả đi đầu như: PGS Tú Ngọc, nhạc sĩ Cao Khắc Thùy, nhà viết kịch Nguyễn văn Mời, các nhà nghiên cứu VHDG Nguyễn Đăng Hòe, Nguyễn Khắc Xương, Nguyễn Lộc, Dương Huy Thiện…Theo thống kê từ năm 2005 đến nay đã có thêm 06 đầu sách viết về Hát Xoan Phú Thọ; 04 đề tài khoa học cấp tỉnh nghiên cứu, phục dựng diễn xướng hát Xoan; 1 đề tài nghiên cứu về mô hình nghi thức tổ chức tế lễ trong ngày Giỗ Tổ ở những nơi có chung tín ngưỡng thờ Hùng Vương; hàng trăm bài viết về hát Xoan đăng trên các báo, tạp chí Trung ương và địa phương. Qua bốn đợt kiểm kê  (năm 2009, 2010, 2013 và 2015) đã thu thập được hàng ngàn trang tư liệu về Hát Xoan (về địa bàn, di tích, tổ chức phường Xoan, nghệ nhân, phong tục…). Các tư liệu trên được lưu trữ, bảo quản tại Viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, Bảo tàng Hùng Vương và Thư viện tỉnh Phú Thọ.
Bảo tàng Hùng Vương đã xây dựng hệ thống dữ liệu khoa học giúp công chúng có cái nhìn toàn diện, hệ thống và khoa học về di sản hát Xoan. Bảo tàng  được xác định là một trong những địa điểm trung tâm để tuyên truyền quảng bá về hát Xoan, giúp cộng đồng tiếp cận di sản, vì vậy tại đây đã bước đầu có những ứng dụng công nghệ thông tin để có thể đem lại những hiệu quả tích cực nhất trong tuyên truyền giới thiệu hát Xoan với đông đảo công chúng. Các năm 2012, 2014  Bảo tàng Hùng Vương đã tiến hành sưu tầm và trưng bày gần một trăm hiện vật, tư liệu về Hát Xoan phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập của nhân dân.  
Thư viện tỉnh đã xây dựng hệ thống thư mục chuyên đề về Hát Xoan Phú Thọ và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, thường xuyên cập nhật, bổ sung thông tin, sách, báo chuyên đề phục vụ độc giả trong toàn tỉnh. Trên cơ sở các tư liệu tổng hợp về Hát Xoan, Hội đồng biên soạn của tỉnh đang nghiên cứu, biên soạn xuất bản “Tổng tập Hát Xoan Phú Thọ” với độ dày trên 1000 trang, có nội dung phong phú, giới thiệu về nguồn gốc và quá trình phát triển của Hát Xoan, hình thức thể hiện và biểu đạt của Hát Xoan, trang phục và đạo cụ sử dụng trong trình diễn Hát Xoan; không gian diễn xướng, trình tự diễn xướng, nội dung, hình thức trình diễn của Hát Xoan, tục lệ trong hát Xoan, lời ca và các bài bản hát Xoan….
  Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh cùng với Báo Phú Thọ đã phối hợp chặt chẽ với Sở VHTT&DL, Hội DSVH, Hội VNDG Phú Thọ và các địa phương trong công tác tuyên truyền phổ biến và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm về bảo tồn, phát huy giá trị di sản hát Xoan Phú Thọ. Năm 2015, đã có vài trăm lượt tin, bài, ảnh, phóng sự, chuyên mục, chuyên trang... trên tất cả loại hình: báo viết, phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử...tập trung tuyên truyền, quảng bá sâu đậm về hát Xoan Phú Thọ, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá hát Xoan Phú Thọ; công tác nghiên cứu phục hồi các lễ hội, diễn xướng hát Xoan gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại các phường Xoan gốc, đặc biệt đưa tin, phóng sự về phục hồi tục “hát Xoan nước nghĩa” giữa làng An Thái và Cao Mại, trình diễn hát Xoan tại Miếu Lãi Lèn - Kim Đức; giới thiệu nghệ nhân...đến đông đảo nhân dân, bạn bè trong nước và quốc tế.
Cổng GTĐT tỉnh, Đặc san Thông tin đối ngoại, Đặc san Thông tin và Truyền Thông, Tạp chí văn nghệ Đất Tổ đã đăng tải trên 100 tin, bài, ảnh, văn bản của Trung ương, địa phương về bảo tồn phát huy di sản hát Xoan Phú Thọ; phối hợp với kênh đối ngoại Văn hoá Việt VTC10 của Đài Truyền hình KTS VTC, sản xuất phim tài liệu “Bảo tồn di sản hát Xoan nơi đất Tổ” dài 30 phút, phát sóng trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ; tuyên truyền các hoạt động, sự kiện văn hoá lớn của tỉnh như: GTHV-LHĐH năm Ất Mùi - 2015; tuyên truyền công tác bảo tồn, truyền dạy, thực hành hát Xoan, đặc biệt là đào tạo lớp nghệ nhân kế cận và truyền dạy hát Xoan trong cộng đồng ở các xã Kim Đức, Phượng Lâu, Hùng Lô; truyền dậy hát Xoan trong trường học; tuyên truyền trên đặc san Thông tin - Truyền thông, đặc san Thông tin đối ngoại song ngữ Việt - Anh với hàng chục bài viết cùng nhiều hình ảnh đặc sắc về di sản hát Xoan Phú Thọ.
 Sở Ngoại vụ chủ động phối hợp tuyên truyền, quảng bá hát Xoan Phú Thọ qua bản tin đối ngoại, qua website của Sở hoặc thông qua kênh của đoàn công tác ra nước ngoài; các đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc tại tỉnh.
3. Trình diễn giao lưu - Nâng tầm kết nối các di sản.
Trong những năm gần đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã tổ chức một số sự kiện, nhiều hội thi, hội diễn, 06 cuộc Liên hoan Hát Xoan và dân ca Phú Thọ, 30 cuộc trình diễn Hát Xoan trên địa bàn cả nước đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh tham gia, tạo nên một lớp khán giả Xoan đông đảo trên khắp mọi miền đất nước, phục vụ hàng vạn lượt đồng bào về dự Giỗ Tổ Hùng Vương. Thông qua việc tham gia các sự kiện, ngành Văn hoá đã giới thiệu Hát Xoan tại Bảo tàng Dân tộc học Hà Nội năm 2011; Fetoval Huế 2014; lễ hội du lịch Hạ Long, Ninh Bình năm 2013, ngáy hội văn hoá các dân tộc vùng Đông Bắc - Bắc Cạn năm 2015; khai mạc chương trình năm du lịch quốc gia Thanh Hoá năm 2015...được các cơ quan ngoại giao, nhân dân các dân tộc Việt Nam, bạn bè quốc tế cảm nhận và đánh giá cao.
Các chương trình biểu diễn quảng bá Hát Xoan đã được quan tâm cả về số lượng cũng như chất lượng. Chương trình biểu diễn quảng bá có sự kết hợp giữa diễn viên của các đơn vị nghệ thuật với diễn viên của các phường Xoan gốc, chủ yếu do các đào, kép trẻ tham gia biểu diễn, gây được ấn tượng sâu sắc đối với nhân dân trong cả nước và du khách nước ngoài. 
 Hàng năm đã tổ chức các chương trình biểu diễn quảng bá Hát Xoan theo chủ đề “Hát Xoan làng cổ” tại địa điểm đình Thét; miếu Lãi Lèn; đinh An Thái... phục vụ nhân dân và du khách trong, ngoài nước. Đưa Hát Xoan trong chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng Lễ hội Đền Hùng năm Ất Mùi 2015 tại Quảng trường Hùng Vương  ( Thu phát trực tiếp trên sóng VTV1 Đài truyền hình VN).
Tổ chức khôi phục hát Xoan nước nghĩa và đi hát tại các cửa đình là một trong những hoạt động đặc trưng, gắn bó mật thiết với sự tồn tại, lan toả của Hát Xoan. Thông qua hoạt động này đã khôi phục được những sinh hoạt văn hoá nguồn cội, không gian sinh hoạt vốn có của Hát Xoan, giúp di sản này có cơ sở tồn tại lâu bền. Vào dịp tiệc làng ngày 9 tháng 9 năm Giáp Ngọ - 2014, tục hát nước nghĩa giữa phường Xoan Thét, xã Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ với cộng đồng thôn Hoàng Thượng, xã Kim Xá, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã được phục dựng dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở VHTTDL hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
Tiếp đó đã phục dựng tục kết nước nghĩa giữa phường Xoan An Thái ( thuộc xã Phượng Lâu thành phố Việt trì ) và cộng đồng làng Cao Mại tại đình Đông Chấn, thị trấn Lâm Thao (xã Cao Mại xưa). Chương trình đã thỏa mãn được nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của đông đảo nhân dân địa phương. Đây sẽ là cơ sở ban đầu để Hát Xoan được thực hành tại không gian truyền thống, giúp cho Hát Xoan được phục hồi bền vững bởi tình cảm của người dân nơi đây không chỉ yêu Xoan mà còn giữ được niềm tin Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương gắn với Hát Xoan.
Kết nối tuyên truyền nhằm quảng bá giá trị, ý nghĩa lịch sử, nét đặc trưng văn hoá di sản Hát Xoan Phú Thọ trong đời sống cộng đồng là nhiệm vụ thường xuyên được các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện, sẽ góp phần đưa Hát Xoan ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp./.
 
Tháng 11/2015
Phạm Bá Khiêm
 
Các tin khác
Thông báo mới
 
Thời tiết

thietkewebchuyen.com,congdongtin.com, muazui.com