Chiều 23/10/2020, tại thủ đô Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức buổi Lễ Tổng kết và trao giải Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020. Tới dự có đồng chí Trịnh Thị Thuỷ - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Lãnh đạo Vụ Thư viện; Thư viện Quốc gia Việt Nam; Lãnh đạo các thư viện, trung tâm thư viện trên cả nước và đặc biệt là sự có mặt của hơn 200 em học sinh – sinh viên tiêu biểu đạt giải trong cuộc thi.
Sáng ngày 31/1/2020 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Canh Tý) tại khu di tích quốc gia đền Mẫu Âu Cơ, xã Hiền Lương tổ chức lễ đón nhận Tượng Mẫu Âu Cơ là bảo vật Quốc gia và khai hội Đền Mẫu Âu Cơ năm 2020. Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Hoàng Công Thuỷ; các đồng chí Uỷ viên BTV Tỉnh ủy: Nguyễn Văn Khỏe - Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; Đinh Công Thực - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Nguyễn Thị Thanh Huyền -Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Bùi Đình Thi- Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; Hồ Đại Dũng - Phó Chủ tịch UBND cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành; Lãnh đạo huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ và các đoàn thể huyện Hạ Hòa cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân, du khách thập phương cùng tham dự.
Nhằm tôn vinh, giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Thái đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên và các tỉnh trong cả nước; đồng thời nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và đồng bào các dân tộc trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thái và cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, hiện thực hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc và văn hóa trong giai đoạn hiện nay.
Hướng tới kỷ niệm 59 năm Ngày Du lịch Việt Nam(09/7/1960-09/7/2019) và chào mừng Đại hội Hiệp hội Du lịch Phú Thọ nhiệm kỳ 2019-2024 thành công tốt đẹp. Được sự đồng ý của UBND tỉnh Phú Thọ, Hiệp hội Du lịch tỉnh Phú Thọ tổ chức “ Ngày hội Văn hóa Du lịch làng nghề Đất Tổ năm 2019” từ ngày 05/7/2019- 15/7/2019 tại Khuôn viên bên ngoài Sân vận động Thành phố Việt Trì, Phường Thọ Sơn, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ.
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện đang bảo tồn và duy trì hoạt động 236 lễ hội dân gian, các lễ hội dân gian đã được tổ chức định kỳ vào mùa Xuân với nhiều loại hình đa dạng và phong phú, phản ánh tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước trong lịch sử dựng nước và giữ nước của các thế hệ cư dân trên vùng quê Đất Tổ Vua Hùng. Một số lễ hội đã ăn sâu vào tâm thức của quần chúng nhân dân như lễ hội Đền Hùng, lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ, lễ hội Trò Trám, Lễ hội Đền Lăng Sương; Lễ hội đình Đào Xá .v...v.
Phú Thọ - Đất Tổ Hùng Vương, cội nguồn dân tộc Việt Nam nơi hội tụ, sinh sống của 34 dân tộc anh em. Mỗi độ tết đến xuân về đông bào các dân tộc ở vùng Đất Tổ có khá nhiều hình thức văn nghệ, trò chơi theo phong tục tập quán truyền thống của dân tộc mình để đón Tết, mừng Xuân.
Nằm trên đường Trần Phú, bên bờ hồ công viên Văn Lang – trung tâm của thành phố Việt Trì - Bảo tàng Hùng Vương được ví như một “cuốn sử bằng hiện vật” thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan, tìm hiểu và khám phá các giá trị độc đáo, riêng có về lịch sử, văn hóa của vùng đất Tổ cội nguồn.
Lễ hội cổ truyền của người Việt ở Bắc Bộ nói chung, của vùng Đất Tổ nói riêng rất phong phú, khá nhiều lễ hội có nguồn cội lịch sử từ xa xưa. Lễ hội được tổ chức tập trung vào mùa xuân. Lễ hội ở đây phần lớn là hội làng song nhiều lễ hội mà phần nhiều ảnh hưởng của nó lan tỏa trong một vùng rộng lớn, lễ hội Đền Hùng mang tính cả nước.
Từ xa xưa, cồng chiêng là loại nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Mường. Dù già, trẻ, gái, trai đều có thể tham gia đánh cồng chiêng. Điều đặc biệt hơn cả là trong mỗi dịp lễ, tết, đám cưới, đám ma, hội đình làng... cồng chiêng xuất hiện với những ý nghĩa riêng sâu sắc, là âm thanh báo hiệu tết đến, xuân sang; mừng ngày thu hoạch; cũng là thay lời chúc tụng dân bản thịnh vượng, phồn vinh. Đồng bào Mường Phú Thọ nói chung và đồng bào Mường ở Thanh Sơn nói riêng rất quý cồng chiêng, văn hóa cồng chiêng và không gian văn hóa cồng chiêng đã ăn sâu, bám rễ vào mọi mặt đời sống của đồng bào dân tộc Mường, hơn hết chứa đựng trong đó là tình yêu cồng chiêng tha thiết và ý thức gìn giữ nét văn hóa đặc sắc này.
Quán triệt Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) và Chương trình hành động số 27- CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”; những năm qua, hoạt động văn học, nghệ thuật của huyện miền núi Thanh Sơn đã có bước phát triển mới và sâu rộng, thu hút đông đảo các nghệ sĩ, nhân dân tham gia sáng tác. Nhờ đó việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật được triển khai tích cực, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ngày càng được chú trọng, bảo tồn và phát huy.