Quán triệt Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) và Chương trình hành động số 27- CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”; những năm qua, hoạt động văn học, nghệ thuật của huyện miền núi Thanh Sơn đã có bước phát triển mới và sâu rộng, thu hút đông đảo các nghệ sĩ, nhân dân tham gia sáng tác. Nhờ đó việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật được triển khai tích cực, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ngày càng được chú trọng, bảo tồn và phát huy.
Ngày 23-24 tháng 9, tức ngày mùng 4-5 tháng Tám âm lịch, lễ hội đình Hạ Bì trung năm Đinh Dậu 2017 được tổ chức với nghi lễ truyền thống trang trọng, các trò chơi dân gian hấp dẫn đã thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và con em xa quê về tham dự.
Sáng ngày 3.9, tại khu vực sân khấu nổi của Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam - Đồng Mô - Sơn Tây - Hà Nội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với Ban quản lý Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức tái hiện lễ hội bơi chải truyền thống tỉnh Phú Thọ và Trưng bày ảnh giới thiệu Văn hóa Đất Tổ - cội nguồn văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Sáng 3-9, nhân dịp kỷ niệm 72 năm Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tổ chức các hoạt động tái hiện Lễ hội bơi chải truyền thống tỉnh Phú Thọ và trưng bày ảnh "Văn hoá đất Tổ - cội nguồn văn hoá các dân tộc Việt Nam".
Tất cả tượng đài hiện có ở Phú Thọ đều sáng tác theo phong cách nghệ thuật hiện thực. Phần lớn trong số đó nằm trong khuôn viên di tích lịch sử-văn hóa, trong đó có 02 tượng đài nằm trong khuôn viên di tích thuộc loại hình lịch sử, là biểu tượng cho hai chiến công lẫy lừng của quân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, đó là tượng đài chiến thắng Sông Lô và tượng đài chiến thắng Tu Vũ.
Đầu năm 2017, công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi mới, tạo sự chuyển biến tích cực, đi vào nền nếp, góp phần giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, tạo sự gắn kết giữa các thành viên trong cộng đồng, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của các tầng lớp nhân dân. Các hoạt động lễ hội diễn ra trang trọng, an toàn, tiết kiệm, cùng nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và các trò chơi dân gian sôi nổi thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia.
Những năm qua, được sự quan tâm của Ban giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, Ban giám đốc Trung tâm Văn hóa Thông tin cùng với tâm huyết, nhiệt tình, lòng yêu nghề của tập thể những Tuyên truyền viên Đội Thông tin lưu động tỉnh và sự phối kết hợp của các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương đã thiết thực xây dựng đời sống văn hóa cơ sở cũng như xây dựng đời sống văn hóa tinh thần người dân địa phương ngày càng đa dạng, phong phú.
Phong tục nấu bánh Chưng và giã bánh Giầy trong các dịp lễ hội dân gian và tết Nguyên Đán hàng năm tại các gia đình trong các làng xã Việt Nam đã có từ rất lâu đời, nó gắn liền với các truyền thuyết dân gian phản ánh nguồn gốc xuất sứ của của hai loại bánh đặc trưng được chế biến từ sản phẩm hạt lúa nếp- Một sản phẩm tiêu biểu của nghề nông trồng lúa nước có từ thời các Vua Hùng dựng nước cách ngày nay hàng mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta.
Sáng mùng 7 Tết Đinh Dậu (03/02/2017), thôn Vĩnh Tề, xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Lễ hội vật Đuổi giải truyền thống. Đây là một trong các lễ hội nằm trong chương trình “Về miền Lễ hội cội nguồn dân tộc Vịêt Nam” năm 2017 được UBND xã Cao Xá tổ chức nhằm phát huy nét đẹp văn hoá truyền thống.
Ngày 2/2/2017 (tức ngày mùng 6 tháng Giêng), tại xã Minh Hòa, UBND huyện Yên Lập đã tổ chức Lễ hội mở cửa rừng của dân tộc Mường.