Tổ chức bảo tồn, phát huy Lễ hội đình Ngọc Tân đồng bào dân tộc Cao Lan xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng

Tổ chức bảo tồn, phát huy Lễ hội đình Ngọc Tân đồng bào dân tộc Cao Lan xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng

Tổ chức bảo tồn, phát huy Lễ hội đình Ngọc Tân đồng bào dân tộc Cao Lan xã Ngọc Quan, huyện Đoan Hùng

CĂN CỨ TIÊN ĐỘNG - MỘT DI TÍCH TIÊU BIỂU CỦA PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG TRÊN ĐẤT PHÚ THỌ.

Nguyễn Quang Bích (1832 -1890) vốn dòng giõi họ Ngô, hiệu Ngư Phong, người làng Trình Phố xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình ( khi còn nhỏ ông được một nhà họ Nguyễn nuôi cho ăn học nên mang họ Nguyễn). Năm 1861 ông đỗ cử nhân nhưng không ra làm quan, ông ở nhà mở trường dạy học. Năm 1869 ông đỗ Đình Nguyên Hoàng Giáp và lần lượt giữ các chức vụ quan trọng trong triều đình. Suốt thời gian làm quan ông là vị quan thanh liêm chính trực, ân đức, một văn thân yêu nước quên mình vì nghĩa lớn. Ông là vị tướng đầy lòng nhân ái, đồng cam cộng khổ, yêu thương tướng sĩ, trọng kẻ có công, kính người có đức. Nhân dân địa phương vẫn gọi ông bằng hai từ “Hoạt phật” (Phật sống). Ông là linh hồn của cuộc khởi nghĩa Tiên Động xã Tiên Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.

Nghệ nhân ưu tú Hà Thị Sóng - Người nuôi dưỡng di sản “Hát Rang, hát Ví” của người Mường, xã Lai Đồng, huyện Tân Sơn

Nghệ nhân ưu tú Hà Thị Sóng - Người nuôi dưỡng di sản “Hát Rang, hát Ví” của người Mường, xã Lai Đồng, huyện Tân Sơn

Nghệ nhân Hà Thị Sóng sinh ngày 02/1/1940 tại khu Phắt, xã Lai Đồng và lớn lên trong một gia đình dân tộc Mường có truyền thống về hát Rang, hát Ví qua nhiều thế hệ, từ bố, mẹ, cô, chú, anh, chị em. Năm 20 tuổi bà đi xây dựng gia đình tại xóm Vường 1, xã Lai Đồng. Năm 1968, bà tham gia công tác ở địa phương và được giữ chức vụ Hội trưởng hội phụ nữ xã. Trong quá trình công tác và sự đam mê về làn điệu hát Rang, hát Ví. Do đó bản thân bà vừa tham gia công tác phong trào vừa tìm hiểu, học hỏi qua nhiều thế hệ với mục đích giữ gìn, bảo tồn về làn điệu hát Rang, hát Ví của người Mường.

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Mạnh Hoạch - Người trao truyền, gìn giữ nghệ thuật trình diễn dân gian “Múa Trống đu”

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Mạnh Hoạch - Người trao truyền, gìn giữ nghệ thuật trình diễn dân gian “Múa Trống đu”

Nghệ nhân Nguyễn Mạnh Hoạch (14/9/1952) sinh ra và lớn lên trong một gia đình dân tộc Mường, bố từng là một thầy mo Mường gốc ở Thanh Hóa nhưng theo tổ tiên dòng họ di cư sang Hòa Bình rồi tới định cư ở Yên Lập (Phú Thọ). Thủa bé, ông thường được bố đưa đi theo trong các buổi cúng lễ, từ đó, những âm thanh của các loại nhạc cụ như trống, mõ, xênh, phách đã ngấm sâu vào tâm hồn ông và ấn tượng nhất, đậm đà nhất vẫn là những nhịp Trống đu ăn sâu vào tiềm thức của ông cho đến bây giờ.

Phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số

Phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số

Huyện miền núi Thanh Sơn có 17 dân tộc cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 60%. Mỗi dân tộc nơi đây đều có những nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán rất riêng, tạo nên bản sắc vùng miền độc đáo. Trước xu thế hội nhập hiện nay, vấn đề bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa cộng đồng.

Tôn vinh Nghệ nhân - Báu vật Nhân văn sống, cơ sở quan trọng để bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Văn hóa phi vật thể

Tôn vinh Nghệ nhân - Báu vật Nhân văn sống, cơ sở quan trọng để bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Văn hóa phi vật thể

Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO), báu vật nhân văn sống là những người có kiến thức và kỹ thuật ở cấp độ rất cao cần thiết cho việc biểu diễn hay sáng tạo các yếu tố của di sản văn hóa phi vật thể mà các quốc gia thành viên đã lựa chọn như một bằng chứng cho truyền thống văn hóa sống của mình và cho tinh thần sáng tạo của các nhóm, các cộng đồng và các cá nhân hiện diện trên đất nước mình.

Di tích lịch sử văn hóa Đền thờ quan bảng Nguyễn Mẫn Đốc

Di tích lịch sử văn hóa Đền thờ quan bảng Nguyễn Mẫn Đốc

Nguyễn Mẫn Đốc sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống thi thư, lễ nghĩa thuộc họ Nguyễn Tam Sơn ở làng Dòng, xã Xuân Lũng, huyện Sơn Vi xưa. Phụ thân ông là Nguyễn Doãn Cung, đỗ Tiến sĩ năm Kỷ Sửu, niên hiệu Quang Thuận thứ 10 (1469), đời vua Lê Thánh Tông.

Tìm hiểu bộ trang phục thầy cúng của dân tộc Cao Lan trưng bày tại Bảo tàng Hùng Vương

Tìm hiểu bộ trang phục thầy cúng của dân tộc Cao Lan trưng bày tại Bảo tàng Hùng Vương

Dân tộc Cao Lan là một trong 21 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và là một trong 4 dân tộc có số dân đông nhất đó là dân tộc Kinh, Mường, Dao, Cao Lan. Người Cao Lan định cư chủ yếu tại các huyện Thanh Sơn, Yên lập, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Cẩm Khê, Thanh Ba nhưng đông nhất là huyện Đoan Hùng.

Trang : 1
 
2
 
3
 
4
 
Văn bản mới
Thông báo mới
 
Thời tiết

thietkewebchuyen.com,congdongtin.com, muazui.com